Bạn có biết

Mực in 3D từ gỗ

Các nhà khoa học Mỹ phát triển thành công một loại mực in 3D mới với nguyên liệu từ gỗ.

Một số đồ vật bằng gỗ được in 3D. Ảnh: ĐẠI HỌC RICE
Một số đồ vật bằng gỗ được in 3D. Ảnh: ĐẠI HỌC RICE

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Rice ở Houston, cùng với nước, loại mực mới bao gồm các sợi nano cellulose, tinh thể nano cellulose và lignin.

Cả cellulose và lignin đều có thể được thu hoạch từ chất thải gỗ do ngành lâm nghiệp, xây dựng và hàng tiêu dùng tạo ra.

Mực gỗ được sử dụng để tạo các vật thể thành các lớp liên tiếp thông qua quy trình in 3D được gọi là viết mực trực tiếp (DIW). Điều này tương tự như kỹ thuật thường được sử dụng, trong đó vật liệu nóng chảy được phun và cứng lại khi nguội.

Trong DIW, thay vì làm mát, vật liệu được chuyển sang dạng rắn thông qua quá trình thiêu kết. Đối với mực gỗ, quá trình thiêu kết bao gồm làm khô các vật thể in ở nhiệt độ -850C trong 48 giờ, sau đó làm nóng chúng ở 1800C trong 20-30 phút. Bước gia nhiệt chuyển đổi lignin thành keo phân tử liên kết các sợi cellulose và tinh thể.

Giáo sư Muhammad Rahman Asst, Trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Khả năng tạo ra cấu trúc gỗ trực tiếp từ các thành phần tự nhiên của chính nó tạo tiền đề cho một tương lai đổi mới và thân thiện với môi trường hơn. Nó là kỷ nguyên mới của việc xây dựng gỗ in 3D bền vững”.

Tin cùng chuyên mục