Kết luận Hội nghị Thành ủy TPHCM lần thứ 18, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải:

Nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội

“Bức tranh toàn cảnh kinh tế xã hội ở TPHCM năm 2009 là khá toàn diện, đáng kể nhất là đạt 18/20 chỉ tiêu phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, qua đó, góp phần cùng cả nước ngăn chặn đà suy giảm kinh tế” - Đó là đánh giá khái quát của đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, về tình hình thực hiện phát triển KT-XH năm 2009 ở TPHCM tại Hội nghị Thành ủy TPHCM lần thứ 18 diễn ra vào chiều 4-12.
Nâng cao chất lượng tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội

“Bức tranh toàn cảnh kinh tế xã hội ở TPHCM năm 2009 là khá toàn diện, đáng kể nhất là đạt 18/20 chỉ tiêu phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, qua đó, góp phần cùng cả nước ngăn chặn đà suy giảm kinh tế” - Đó là đánh giá khái quát của đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, về tình hình thực hiện phát triển KT-XH năm 2009 ở TPHCM tại Hội nghị Thành ủy TPHCM lần thứ 18 diễn ra vào chiều 4-12.

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải trao đổi cùng các đồng chí lãnh đạo TPHCM tại hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG
Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải trao đổi cùng các đồng chí lãnh đạo TPHCM tại hội nghị. Ảnh: VIỆT DŨNG

Năng động trong gian khó

Mục tiêu năm 2010 là TPHCM tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng cường sự ổn định của kinh tế vĩ mô và ngăn chặn lạm phát cao trở lại; bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế quốc tế; tiếp tục giữ vững ổn định chính trị - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng, tổng vốn xã hội huy động được hơn 143.000 tỷ đồng (vượt kế hoạch 9,4% và tăng 18,3% so với cùng kỳ) trong điều kiện kinh tế thế giới bị khủng hoảng và suy thoái là một nỗ lực phấn đấu rất quyết liệt của Đảng bộ và nhân dân TPHCM.

“Chính những lúc gian khó thế này mới thấy hết tính năng động, sáng tạo của nhân dân TPHCM, mới thấy tiềm lực về vốn, lao động, thị trường trong nước còn rất dồi dào, phong phú. Nếu như năm 2010, chúng ta biết phát huy tối đa tiềm lực này sẽ tạo cơ hội phát triển kinh tế nhanh và vững chắc hơn” - Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải khẳng định.

Nói về tính năng động của TP, có thể kể tới các hình thức huy động các loại vốn phục vụ phát triển. Năm 2009, TPHCM đã huy động vốn bằng nhiều hình thức, nhiều kênh khác nhau như vốn ODA, BOT, BT, EPC, phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương, tranh thủ trái phiếu Chính phủ, thực hiện chương trình kích cầu thông qua đầu tư và đầu tư của doanh nghiệp, nhân dân.

Đáng chú ý là TP ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và các loại trái phiếu để xây dựng hạ tầng giao thông, phát triển nông nghiệp nông thôn và các công trình văn hóa xã hội (chủ yếu là y tế, giáo dục, xây dựng ký túc xá cho sinh viên, nhà ở cho người nghèo và các khu đô thị mới). Chính vốn đầu tư phát triển năm 2009 tăng cao đã góp phần tăng GDP trong ngành xây dựng, có tác dụng lan tỏa sang các ngành khác, làm cơ sở hoàn thành tốt 12 chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ TPHCM khóa VIII đề ra.

Tính đến nay, TPHCM gần như đã hoàn thành 8/12 chỉ tiêu đề ra trong nhiệm kỳ 5 năm 2005 - 2010. Nói về 3 chỉ tiêu của nhiệm kỳ chưa đạt, Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cho biết: “Chỉ tiêu Đại hội đề ra tăng trưởng GDP là 12% hoặc đạt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của TPHCM bằng 1,5 lần so với cả nước là một thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung, điều hành quyết liệt và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và nhân dân. Còn chỉ tiêu giá trị gia tăng công nghiệp và xây dựng thì có thể đẩy giá trị gia tăng xây dựng để “bù vào” sự thiếu hụt của gia tăng công nghiệp. Về giá trị sản xuất nông nghiệp, nếu phấn đấu tốt vẫn có thể đạt chỉ tiêu 5% (hiện nay đạt gần 4%)”.

“Khó khăn mà người dân chịu có phần trách nhiệm của tôi và chúng ta”

“Kết quả đạt được năm 2009 vẫn chưa tương xứng với khả năng và nguồn lực mà TP đang có. Nguyên nhân chủ yếu là do việc chỉ đạo, điều hành và thực hiện của chúng ta còn hạn chế” - Bí thư Thành ủy nói thẳng.

Đồng chí dẫn chứng: “Đơn cử như vấn đề kẹt xe. TP đã được Thủ tướng duyệt quy hoạch về giao thông. Theo phương án mà công ty tư vấn nước ngoài vạch ra thì giao thông công cộng ở TP phải chiếm 19% - 20%, trong khi tỷ lệ này ở TP ta cho đến giờ này chỉ đạt 7%. Nếu có quyết tâm, chúng ta đã hoàn toàn có thể nâng chất lượng phục vụ của xe buýt, từ đó nâng dần số lượng người lựa chọn xe buýt làm phương tiện di chuyển. Kẹt xe cũng do những công trình cầu đường thi công chậm, rào chắn án ngữ quá lâu”.

“Chúng ta rất quan tâm đến quy hoạch chi tiết 1/2000. Vậy nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn quá chậm. Nguyên nhân, theo tôi, không phải vì chúng ta thiếu vốn vì thực ra vốn đầu tư cho công tác quy hoạch không lớn. Nếu đổ cho nguyên nhân do thiếu chất xám cũng không chính xác vì ngay từ đầu, TP đã có chủ trương cho thuê tư vấn nước ngoài. Như vậy, không phải sức làm chúng ta yếu mà do sức ỳ lớn! Hàng ngày, hàng giờ phải chứng kiến người dân TP đối mặt với nạn kẹt xe, ngập nước, hạ tầng giao thông không đảm bảo, quy hoạch đô thị còn ngổn ngang… tôi và mỗi người trong chúng ta luôn day dứt, khổ tâm. Những thiệt hại kinh tế không thể đong đếm được. Tất cả những khó khăn mà người dân phải gánh chịu này có phần trách nhiệm của tôi và chúng ta!” - Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải nhìn nhận.

Về các công trình đầu tư hạ tầng, đồng chí Lê Thanh Hải phân tích: Nghiêm túc mà nói, TP vẫn chưa xài hết vốn. Ngoài nguồn vốn tập trung từ ngân sách, chúng ta còn có vốn ODA, vốn trái phiếu, vốn thu hút đầu tư… Có những dự án, công trình rất lớn đang được triển khai mà TP chưa phải bỏ một đồng vốn ngân sách nào. Đơn cử như dự án 12.500 căn hộ tái định cư cho dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm có tổng giá trị đầu tư lên đến 1 tỷ USD, hiện đã khởi công được 50% và dự kiến hoàn thành trong năm 2012. Điều này chứng tỏ TPHCM có rất nhiều kinh nghiệm và khả năng thu hút vốn đầu tư. Đó là một lợi thế. Trong khi đó, nhìn lại, hầu như tất cả các dự án từ vốn ngân sách đều không thực hiện đúng tiến độ. Chúng ta có kinh nghiệm, chúng ta có tiềm lực, nếu tập trung làm quyết liệt thì sẽ cải thiện được tình hình. Dưới góc độ chỉ đạo và quản lý nhà nước, “làm” ở đây không phải chúng ta trực tiếp làm. Việc cần thiết là các sở, ngành, cơ quan có liên quan phải tham mưu, đề xuất được cơ chế, chính sách, môi trường pháp lý thuận tiện cho việc thực hiện.

T.SƠN – M.HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục