

Trạm không gian ISS
Chương trình đề cập việc chế tạo tàu vũ trụ có người điều khiển "Cliper", hoàn tất phần xây dựng của Nga trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), phóng thiết bị nghiên cứu lên vệ tinh Sao Hỏa - Phôbôt và tiến hành các thí nghiệm trên cơ thể những người tình nguyện để chuẩn bị cho chuyến bay có người điều khiển đến "Hành tinh Đỏ" này.
Tàu "Cliper" có thể đưa đội bay gồm 6 người lên vũ trụ, thay vì đội bay 3 người trên tàu "Liên hợp" hiện nay, chuyên chở 16 tấn hàng và có thể được sử dụng nhiều lần, thực hiện tới 25 chuyến bay.
Chương trình cũng đặc biệt lưu ý đến hệ thống vệ tinh hàng hải toàn cầu Glonass, theo đó, đến năm 2007, Nga dự định đưa lên quỹ đạo hệ thống vệ tinh Glonass với tối thiểu là 18 thiết bị vũ trụ, thay vì 14 vệ tinh như hiện nay. Trong ba năm tới, hệ thống này cần được bổ sung các thiết bị thế hệ mới "Glonass-M" có thể hoạt động trong vòng 7 năm và "Glonass-K" hoạt động trong 10 năm. Việc sử dụng các vệ tinh này cho phép bảo đảm cung cấp thông tin hàng hải cho đông đảo người dân ở bất cứ địa điểm nào trên Trái đất và nâng cao độ chính xác trong việc xác định toạ độ của một vật thể tới 1 mét.
Chương trình sẽ là cơ sở cho việc phát triển ngành công nghiệp vũ trụ Nga, với mục tiêu tự sản xuất, tự chế tạo các thiết bị vũ trụ có khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các cơ cấu nhà nước, các khu vực cũng như người dân Nga trong việc sử dụng các phương tiện và dịch vụ vũ trụ . Ngoài ra, Nga cũng có kế hoạch tăng số lần phóng vệ tinh thương mại.
V.Q (Theo TTXVN)