Ngành mía đường “số hóa” để chống đường lậu

Ngày 14-10, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) thông tin, vụ mía đường 2021-2022 dự báo khởi sắc sau khi có Quyết định số 1578/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp chính thức đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan trong thời hạn 5 năm.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo VSSA, thời gian tới, ngành mía đường sẽ tập trung thực hiện số hóa trong nông nghiệp để thay đổi phương thức quản lý, sản xuất, kinh doanh nông sản, kết nối thông suốt chuỗi cung cầu.

Trong thời gian 5 năm áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, ngành đường Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, thoát khỏi mức sản xuất trung bình so với thế giới, chuyển sang mức trung bình khá, tiệm cận trình độ khá của thế giới chuẩn bị cho giai đoạn không có hàng rào phòng vệ. 

Vụ chế biến mía đường 2021-2022 còn khoảng 24 nhà máy đường hoạt động với tổng công suất thiết kế là 122.200 tấn mía/ngày.

Theo báo cáo của các nhà máy đường này, diện tích mía thu hoạch 148.196ha, sản lượng mía đưa vào chế biến 8.599.409 tấn, năng suất 66,5 tấn/ha, sản lượng đường 873.283 tấn.

Tin cùng chuyên mục