Ngày hội đã đón hơn 1 triệu lượt khách tham quan, mua sắm với 14 sự kiện được tổ chức cùng khoảng 200.000 bản sách được bán ra. Trong khi đó, Đường sách TPHCM đón trên 30.000 lượt khách, tổ chức hơn 20 sự kiện giao lưu giới thiệu sách, tọa đàm về văn hóa đọc với khoảng 10.500 bản sách được bán ra.
Đây là lần đầu tiên Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam cấp quốc gia được tổ chức tại TPHCM. Điểm đáng chú ý năm nay là dấu ấn chuyển đổi số, nhất là sự xuất hiện của bốt “Thư viện thông minh” phục vụ bạn đọc với các nhu cầu khác nhau từ sách in, sách điện tử đến sách nói. Ngày hội còn mang đến nhiều hoạt động tương tác, trải nghiệm mô hình sách nói, sách điện tử cùng những giải pháp hay về ứng dụng chuyển đổi số gắn với ngành xuất bản như công cụ hỗ trợ rà soát, biên tập dành cho ngành xuất bản bằng giọng nói… Đây được xem như cơ hội để những người làm công tác xuất bản nắm bắt và đo lường tâm lý, thị hiếu của người đọc trước xu thế chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 1 là sự kiện mang ý nghĩa lớn đối với người làm công tác xuất bản và những người yêu sách cả nước, thay thế Ngày Sách Việt Nam được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2014. Dù với tên gọi khác nhau nhưng tất cả đều chung mục đích lan tỏa tình yêu và thói quen đọc sách đến đông đảo công chúng.
Các tin, bài viết khác
-
TPHCM kiến nghị bỏ quy định tiêu hủy tranh nếu không vi phạm điều cấm
-
"Sao mai" Sông Thao tái xuất ngọt ngào với hai ca khúc tự phổ nhạc
-
Đêm nghệ thuật kỷ niệm 80 năm sinh nhật nữ thi sĩ Xuân Quỳnh
-
Nhà hát Kịch Hà Nội ra thông cáo liên quan tới Hồng Đăng
-
Hiểm họa từ thuốc lá điện tử
-
Nhạc sĩ Hồ Hoài Anh đã đến cơ quan trình diện
-
Không để “lọt lưới” sai phạm
-
Giữ giá trị nguyên bản của di sản văn hóa thế giới
-
Triển lãm ảnh: Khoảnh khắc ấn tượng - Phòng chống Covid-19
-
Bộ ba diễn viên phim Mười trở lại ám ảnh trong phần mới