“Điên cuồng như Vệ Tuệ”*

Nhân bản hay...?

Nhà văn Minh Quân đã đặt vào tay tôi quyển sách này và nói: “Đây là quyển sách bán rất chạy và đang được tái bản. Em hãy đọc nó để giải thích cho độc giả hiểu hai chữ “nhân bản” mà nhà phê bình đã tặng cho những nhân vật trong đó. Và để giải mã vì sao hiện nay có một lớp trẻ đã quá coi thường đạo đức tối thiểu của một con người và tự hủy hoại mình bằng những cuộc truy hoan trác táng hàng đêm trong vũ trường…”.
Nhân bản hay...?

Nhà văn Minh Quân đã đặt vào tay tôi quyển sách này và nói: “Đây là quyển sách bán rất chạy và đang được tái bản. Em hãy đọc nó để giải thích cho độc giả hiểu hai chữ “nhân bản” mà nhà phê bình đã tặng cho những nhân vật trong đó. Và để giải mã vì sao hiện nay có một lớp trẻ đã quá coi thường đạo đức tối thiểu của một con người và tự hủy hoại mình bằng những cuộc truy hoan trác táng hàng đêm trong vũ trường…”.

Đó là những câu chuyện gần giống như lời tự sự của Vệ Tuệ, một nhà văn nữ trẻ của Trung Quốc. Những câu chuyện không hẳn là chuyện mà là một cách nhìn, một cách sống, một tuyên ngôn mới cho một lớp trẻ mới, rất “hiện đại” mà tác giả là đại diện. Dường như chỉ xoay quanh một chủ đề, đó là tính dục, những nhân vật trong trong tiểu thuyết không ngại ngần phô diễn cái tôi của mình một cách khá trần trụi.

Nhân bản hay...? ảnh 1

“Tiếng kêu của bươm bướm”, nhân vật tôi trong truyện là một cô diễn viên hạng tư sống khá phóng túng với những tình yêu bốc lửa và cuộc sống trôi dài trong những quán bar và vũ trường. Một cuộc sống khá lê thê với những cuộc tình không có tình yêu mà chỉ được đếm bằng sự nổi loạn của thân xác bất cứ ở đâu: ở nhà vệ sinh trong vũ trường, ở phòng hóa trang, ở bờ bụi nào đó ngoài đường…

Tình dục với cô như là chuyện cần ăn khi đói, và có thể ăn bất cứ thứ gì, bất cứ là ai… Khi cô say rượu, và cảm thấy “Bia lạnh, bụng nóng, tâm tình lạnh, xác thịt nóng” thì cô “tay trái nâng ly rượu, tay phải cầm điện thoại di động gọi cho bất cứ người con trai nào mà đầu óc nhớ được” (tr.51).

Ở “Linh hồn lạc lối”, nhân vật là một chàng trai 21 tuổi đi làm gia sư cho một cô bé 13 tuổi. Với lý luận về mối đồng cảm của hai người trẻ tuổi cùng một hoàn cảnh cha mẹ bỏ nhau, nên họ yêu nhau. Tình yêu dĩ nhiên với Vệ Tuệ không dừng lại ở sự đồng cảm, mà là xác thịt. Vì vậy, không lấy làm ngạc nhiên nếu tác giả đã cố tình thăng hoa và cổ vũ cho một cuộc làm tình ở tuổi 13 bằng những ngôn từ khá hoa mỹ: “Toàn thân run rẩy, da thịt ngọt ngào và đen như hương vị lá cây sau mưa..” (tr. 151).

Rồi họ đưa nhau đi, như một cuộc chạy trốn và tìm cảm giác mạnh bằng lái xe mô tô. Tai nạn xảy ra, cô bé chết, chàng trai vào tù. Truyện “Ngải Hạ”, cũng là tên cô gái, một cô gái đẹp biết làm tình cùng bạn trai từ năm 15 tuổi ngay tại nhà mình trong lúc bà ngoại đang bệnh nặng, nằm mê man trên chõng tre. Rồi sau đó khi vào đại học, cô dan díu với vô số chàng trai, đến năm học thứ ba thì bị buộc thôi học vì một màn biểu diễn làm tình cùng một chàng da đen ngay tại bệ cửa sổ tầng hai ký túc xá cho mọi người dưới sân nhìn lên.

Và cuối cùng là một dòng khá thách thức: “…Cô trở thành một nhà văn mới nổi, xuất hiện với hai bút danh: Mi Ni và Vệ Tuệ”. Truyện cuối cùng “Điên cuồng như Vệ Tuệ”, mới chính là tâm điểm, một tự sự đồng thời phơi bày toàn bộ quan điểm sống của tác giả, với những dòng tự giới thiệu: “… Là kẻ hoang tưởng, thủ dâm, yêu mình đến phát điên lên được, có thể đứng trước gương hàng giờ, bụng dưới hơi có vấn đề là đến ngay bệnh viện…”(tr. 242). Đó là một cô gái đẹp, vừa viết cuốn tiểu thuyết đầu tay và đang nhờ Mã Cách chạy vạy các nhà xuất bản để được in. Chỉ cần 2 lần gặp mặt là cô gái đã kéo anh chàng lên giường trước vẻ mặt bất ngờ của chàng trai.

Họ thuê phòng sống với nhau, nhưng khi chàng trai đề nghị cưới thì cô dẫy lên như đỉa phải vôi và bỏ đi tức khắc. Bởi quan điểm của cô, quan hệ giữa đàn ông và đàn bà không có chỗ cho hai từ hôn nhân mà chỉ có tình dục. Anh ta cứ lấy vợ, nhưng khi cần cô sẽ gọi và họ lại tiếp tục làm tình với nhau. Có gì mà phi đạo đức bởi vì “Em chỉ làm người tình thôi, em không làm gì liên lụy đến hôn nhân của anh” (tr. 362)?! Quan điểm ấy càng được nhấn thêm bởi mối quan hệ của nhân vật Bích, cô bạn thân như chị em song sinh của cô. Bích yêu người đàn ông có vợ, buộc anh ta phải bỏ vợ, nhưng khi anh ta nghe theo cô thì cô đã yêu người khác. Và cuối cùng hôn nhân của Bích là với một ông già triệu phú đáng tuổi bố cô….

Trong lời đề tựa của tác phẩm, một nhà phê bình nổi tiếng đã viết: “…Mặc dù vậy, họ không bao giờ rơi vào hưởng lạc thuần túy mà vẫn làm việc như điên. Tâm trí họ không ngớt bị giày vò bởi những vấn đề mang ý nghĩa nhân bản”. Phải, sự làm việc như điên ấy chính là công việc viết văn của nhân vật chính, và lẫn trong sự điên cuồng là câu chuyện viết về một cô bé khi 10 tuổi trả thù mẹ bằng “leo lên giường bố mẹ đái một bãi… và thấy khoái cảm ở bộ phận sinh dục… để từ đấy nó biết dùng tay cho vào…” (tr. 308). Và khi 14 tuổi thì cô bé mê đắm một chàng ca sĩ, nhảy lên giường anh ta ép buộc anh ta phải làm tình với cô. Anh ca sĩ không dám vì cô quá bé thì cô tự phá trinh mình bằng một cây bút chì để anh yên tâm (!).

Có lẽ không cần phải bình luận gì thêm về cái gọi là ý nghĩa nhân bản ấy. Bởi dù cố gắng dùng ngoa ngữ thế nào cũng không thể che chắn được những thác loạn đang đưa con người gần đến chữ con trong tư tưởng người viết. Vệ Tuệ từng gây chấn động văn đàn Trung Quốc về đề tài tính dục và với mệnh danh “Cây bút phơi bày thân xác” vào những năm đầu 1990, với sự táo tợn và dâm loạn trong ngôn từ. Sách của cô từng bị báo chí Trung Quốc lên án, trong đó cuốn “Cục cưng Thượng Hải” bị cấm lưu hành trong cả nước vì nội dung đồi bại, trụy lạc (nhận định của cơ quan quản lý sách báo Trung Quốc), sau đó cô định cư ở New York.

Vậy mà ở Việt Nam, người ta lại hô hào cổ xúy và nâng nó lên thành một thứ “nhân bản”, là “chẳng qua chỉ muốn trêu ngươi, muốn tỏ ra là mình phớt lờ trước mọi thành kiến cấm đoán cổ lỗ”. Không biết cái gọi là thành kiến cổ lỗ ấy là gì, bởi nếu ngăn cấm mọi thứ cuồng loạn đã phô bày trong cuốn tiểu thuyết có phải được đặt tên là cổ lỗ? Và nếu như chúng ta chấp nhận và cổ xúy cho nó để được danh là cấp tiến, là theo kịp trào lưu mới của giới trẻ, thì một hiện tượng Nguyễn Hồng Nhung, Yến Vi… và vô vàn những trang web đen phơi bày thân xác và tính dục trên mạng có phải chăng là một chuyện quá bình thường?! ª
——————
* NXB Hội Nhà văn 2003.

NGÔ NGỌC NGŨ LONG

Tin cùng chuyên mục