Theo Bộ Công thương, trong 5 tháng qua có 21 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 80,3% tổng kim ngạch nhập khẩu; trong đó một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước như linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, vải, sắt thép, chất dẻo… Đáng chú ý, vải có xuất xứ từ Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, chiếm tới 57,3% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của cả nước.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho rằng, nguyên nhân cốt lõi khiến ngành may mặc phải gia tăng nhập khẩu vải là do thực trạng hiện nay ở một số địa phương “dị ứng” với ngành dệt may, đặc biệt hóa nhuộm.
Do đó, ông Vũ Đức Giang đưa ra 3 kiến nghị nhằm đẩy mạnh phát triển ngành vải trong nước. Thứ nhất, nhanh chóng hình thành các khu công nghiệp đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm. Thứ hai, Bộ Công thương phải là trụ cột trong chiến lược xây dựng nền tảng phụ trợ với ngành công nghiệp dệt may. Thứ ba, cần sự minh bạch để tạo ra nền tảng pháp lý. Có như vậy, ngành dệt may mới nhanh chóng thoát khỏi phụ thuộc nhập khẩu nguyên phụ liệu nói chung và lĩnh vực vải nói riêng; từ đó, nâng cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu, tận dụng tốt lợi thế của các hiệp định thương mại tự do đang mở ra.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng đột biến
-
Giá xăng dầu giảm thêm 900 - 1.200 đồng/lít
-
Bình Dương: Hội chợ máy và nguyên liệu gỗ quốc tế
-
General Mills thu hồi tự nguyện một số sản phẩm kem Häagen-Dazs
-
Phát hiện nhiều lô hàng nhập lậu
-
Giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng
-
New Retail CPG chính thức phân phối sữa dê Kabrita tại Việt Nam
-
Emart Việt Nam đặt kế hoạch đạt 20 siêu thị, doanh thu 1 tỷ USD
-
Tuần lễ Thái Lan 2022 chính thức diễn ra tại TPHCM
-
Buôn lậu, gian lận thương mại trên mạng xã hội ngày càng tăng