Theo BS-CK2 Trịnh Hữu Tùng, giám đốc BV Nhi đồng 2, ghép gan là một kỹ thuật khó, đòi hỏi sự phối hợp làm việc của nhiều ekip nội –ngoại khoa, ca ghép gan được thực hiện đầu tiên tại BV diễn ra vào năm 2005 và đến nay đã ghép được 13 trường hợp.
Sắp tới trung tâm phẫu thuật kỹ thuật cao và ghép tạng cho trẻ em tại Việt Nam sẽ được xây dựng và thông qua sự hợp tác này, sẽ giúp các bác sĩ BV Nhi đồng 2 nâng cao chuyên môn và cập nhật kiến thức trong lĩnh vực ghép gan phấn đấu trở thành một trung tâm ghép tạng nhi hàng đầu tại Việt Nam.

Dự kiến, các chuyên gia Nhật sẽ hợp tác để huấn luyện đào tạo đội ngũ phẫu thuật viên, gây mê hồi sức, trực tiếp hướng dẫn các ca ghép gan tại BV Nhi đồng 2; hỗ trợ tài liệu, dạy và học từ xa cũng như hội chẩn thường xuyên qua email hay qua hội thoại trực tuyến.
Trong tương lai, một số bác sĩ của BV Nhi sẽ được gửi qua Trung tâm Phẫu thuật nhi, Đại học Kyushu để học tập, thực hành và ngược lại trường Đại học Kyushu cũng gửi sinh viên qua BV Nhi đồng 2 để thực tập.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Ngày 28-5, cả nước còn 189 bệnh nhân Covid-19 nặng, không thêm ca tử vong
-
Xây dựng, nâng cao năng lực quản lý hệ thống y tế
-
Bệnh “khó nói” ở người lớn tuổi
-
Bệnh viện Lê Văn Thịnh tiếp nhận robot tự vận hành BeettelBor
-
Cứu sống sản phụ bị tiền sản giật nguy kịch
-
Các chiến sĩ Bệnh viện dã chiến 2.3 về nước đợt 2
-
Bệnh viện hết thuốc, bệnh nhân lao đao
-
Đậu mùa khỉ - Nguyên nhân, triệu chứng, phương thức lây lan, biện pháp phòng bệnh
-
Ngày 26-5, 47 tỉnh thành ghi nhận 1.275 ca mắc Covid-19, không có tử vong
-
Cứu sống 2 bệnh nhân bị tắc động mạch phổi cấp