Nhật Bản xử phúc thẩm vụ sát hại bé Nhật Linh

Theo Japan Times, ngày 26-9, Tòa án cấp cao Tokyo bắt đầu phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Yasumasa Shibuya (47 tuổi), kẻ đã sát hại bé gái quốc tịch Việt Nam, Lê Thị Nhật Linh hồi tháng 3-2017. 
Anh Lê Anh Hào (trái), bố của bé Nhật Linh, tới Tòa án quận Chiba, Nhật Bản khi bắt đầu phiên tòa sơ thẩm xét xử nghi phạm Yasumasa Shibuya ngày 4-6. Ảnh: TTXVN
Anh Lê Anh Hào (trái), bố của bé Nhật Linh, tới Tòa án quận Chiba, Nhật Bản khi bắt đầu phiên tòa sơ thẩm xét xử nghi phạm Yasumasa Shibuya ngày 4-6. Ảnh: TTXVN

Bé Lê Thị Nhật Linh mất tích ngày 24-3-2017, khi trên đường đến trường tiểu học Mutsumi Daini ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba. Viện Kiểm sát kết luận bị cáo chính là thủ phạm sát hại bé Nhật Linh.

Căn cứ vào các chứng cứ của Viện Kiểm sát, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 6-7-2018, Chánh án Tòa án tỉnh Chiba, Nhật Bản, đã tuyên án tù chung thân đối với bị cáo Shibuya. Tuy nhiên, các công tố viên đã kháng cáo lên tòa phúc thẩm theo nguyện vọng của gia đình nạn nhân. Anh Lê Anh Hào, cha của nạn nhân, đã không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm.

Các công tố viên cho rằng bị cáo Shibuya, vốn là Chủ tịch Hội phụ huynh của trường bé Nhật Linh theo học, có nhiệm vụ bảo vệ bé Nhật Linh là học sinh của trường. Tuy nhiên, bị cáo đã lợi dụng vai trò của mình, có ác ý, lừa gạt và sát hại cháu. Đây là hành vi cực kỳ tàn nhẫn. Vì vậy, phán quyết của tòa sơ thẩm với mức tù chung thân đối với bị cáo là không phù hợp.

Cho đến nay, bị cáo Shibuya vẫn không thừa nhận tội danh. Theo kế hoạch, phiên xét xử phúc thẩm diễn ra ba lần vào các ngày 26-9, 29-11 và 31-1-2020.

Đọc nhiều nhất

Nhân viên y tế tại Ấn Độ lấy mẫu từ dơi

Cảnh giác trước sự lây lan của virus Nipah

Theo Hindustan Times, Thủ hiến bang Kerala (Ấn Độ) Pinarayi Vijayan vừa thông báo 36 mẫu thu thập từ dơi ở bang Kerala đã cho kết quả âm tính với virus Nipah. Đây là khu vực bùng phát virus Nipah nguy hiểm trong hơn một tuần qua.

Hồ sơ - tư liệu

Hệ lụy từ xã hội siêu cạnh tranh

Sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc, Bộ Giáo dục nước này đã đưa ra một loạt chính sách mới để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của giáo viên trước nạn bắt nạt từ phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên, những chính sách này cũng không đáp ứng được yêu cầu trước đó của giáo viên và xem chừng lợi bất cập hại.

Chuyện đó đây

AI giúp phát hiện sớm gen gây bệnh

Các nhà nghiên cứu tại Công ty DeepMind của Google đã thiết kế hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) để xác định các gen có khả năng gây bệnh, đồng thời tin rằng, họ đã xác định được 89% các đột biến quan trọng về gen.