Theo Bộ Công an, các nạn nhân bị lừa sang Campuchia làm việc chủ yếu trong độ tuổi từ 18-35 tuổi, thông qua tìm kiếm việc làm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook...) hoặc từ bạn bè, người quen rủ rê, giới thiệu sang Campuchia làm việc nhẹ nhàng, lương cao.

Sau khi qua Campuchia, nạn nhân bị tuyển vào làm việc tại các tổ chức lừa đảo như: đánh bạc trực tuyến, kinh doanh tiền ảo... trên không gian mạng; bị cưỡng ép lao động 12-16 tiếng/ngày, không cho ra khỏi cơ sở; bị bán sang các chủ sử dụng lao động khác hoặc bắt gọi điện về cho gia đình, người thân tại Việt Nam để nộp tiền chuộc mới cho về nước với số tiền từ 3.000 USD đến 30.000 USD. Nhiều trường hợp bỏ trốn đã bị các đối tượng sử dụng lao động đánh đập, ngược đãi...
Các cơ sở cưỡng bức lao động, cưỡng đoạt tài sản của công dân Việt Nam tập trung chủ yếu tại Campuchia ở các khu vực: Bà Vẹt – tỉnh Svaytieng; Banteay Meanchay – tỉnh Poipet; thành phố Shihanoukvile - tỉnh Preah Shihanouk, Chrey Thom – tỉnh Kandal và tại thành phố Phnom Pênh.
Đối tượng cầm đầu hoạt động cưỡng bức lao động và đòi tiền chuộc, cưỡng đoạt tài sản là các đối tượng người Trung Quốc, có sự tham gia, giúp sức của các đối tượng người Việt hiện đang hoạt động tại Campuchia.
Các tin, bài viết khác
-
Hủy án sơ thẩm vụ án Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân
-
Hai vợ chồng bị khởi tố, bắt tạm giam vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Tập trung giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự
-
Bị cáo Mai Phan Lợi được giảm 3 tháng tù
-
Bắt tạm giam thiếu tá quân đội để điều tra vụ tai nạn khiến nữ sinh lớp 12 ở Ninh Thuận tử vong
-
Vụ cấp sai 65 sổ đỏ ở Đắk Nông: Đề nghị khởi tố vụ án
-
Bắt nhóm phá rừng thông quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Đà Lạt
-
Tai nạn hy hữu xe chở du khách lao xuống bãi biển Phú Quốc
-
Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin về vụ tai nạn khiến 4 người tử vong trên địa bàn huyện A Lưới
-
Xe tải gây tai nạn làm 4 người tử vong ở huyện A Lưới chở quá số người quy định