Vụ Vạn Thịnh Phát:

Những cựu lãnh đạo nào của SCB gây thiệt hại hàng ngàn tỷ của ngân hàng?

Sáng 6-3, TAND TPHCM tiếp tục phiên xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Đại diện Viện KSND giữ quyền công tố tại phiên tòa tiếp tục công bố cáo trạng của các bị cáo.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Nam
  • Nữ miền Nam
  • Nữ miền Bắc
  • Nam miền Bắc
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên toà sáng 6-3. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên toà sáng 6-3. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Đại diện VKS đã công bố hành vi phạm tội của các bị cáo là đồng phạm với Trương Mỹ Lan trong hành vi phạm tội “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

vks-6-3-9385-4232.jpg
Viện Kiểm sát công bố cáo trạng sáng 6-3. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Trong đó, các bị cáo nguyên là lãnh đạo Ngân hàng SCB bị cáo buộc giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây hậu quả với số tiền đặc biệt lớn.

Cụ thể, bị cáo Nguyễn Thị Phương Loan (sinh năm 1955, ngụ TPHCM) làm việc tại Ngân hàng SCB (cũ) từ tháng 4-2011, tiếp tục công tác tại Ngân hàng SCB sau khi hợp nhất đến ngày 28-3-2018 với vị trí là Thành viên HĐQT. Với vai trò này, từ ngày 11-12-2012 đến ngày 13-2-2018, Nguyễn Thị Phương Loan đã ký hợp thức 153 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 59.000 tỷ đồng.

z5221354192805-affa2987054ad6cfa0a3f504b166938b-3728-431.jpg
VKS tiếp tục công bố cáo trạng trong ngày xét xử thứ 2 vụ án Vạn Thịnh Phát. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Cũng với phương thức ký hợp thức hồ sơ các khoản vay, bị cáo Phạm Văn Phi (sinh năm 1975, ngụ TPHCM) đã gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 23.000 tỷ đồng. Bị cáo Phạm Văn Phi làm việc tại Ngân hàng SCB (cũ) từ tháng 6-2004; từ năm 2012 đến ngày 10-1-2017, bị cáo tiếp tục làm việc tại SCB với các vị trí khác nhau, trong đó có giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối hỗ trợ kinh doanh và khai thác tài sản.

Từ ngày 28-6-2012 đến ngày 9-12-2016, Phạm Văn Phi đã ký hợp thức hồ sơ của 311 khoản vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 23.000 tỷ đồng. Phạm Văn Phi biết các khoản vay trên là hợp thức hồ sơ, giải ngân, rút tiền để nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng trái mục đích gây thiệt hại cho SCB.

z5221355499357-07887c030f0311019e3f004899db3906-2221-7849.jpg
Quang cảnh phiên xét xử sáng 6-3. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Bị cáo Nguyễn Anh Phước (sinh năm 1973, ngụ TPHCM) đã làm việc tại SCB với nhiều vị trí, chức vụ khác nhau, như: Phó Giám đốc Sở Giao dịch, Phó Giám đốc Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc Chi nhánh Phạm Ngọc Thạch, Phó Tổng giám đốc phụ trách Khối Hỗ trợ kinh doanh và khai thác tài sản Ngân hàng SCB mới.

Từ ngày 19-9-2014 đến ngày 12-2-2018, Nguyễn Anh Phước với các chức vụ trên đã ký 3 biên bản họp Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư Trung ương, 2 biên bản họp Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư Hội sở, 24 tờ trình tái thẩm định, 2 tờ trình thẩm định cho vay đồng ý cho 28 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn VTP với 31 khoản vay tại Ngân hàng SCB, có dư nợ đến ngày 17-10-2022 là hơn 15.000 tỷ đồng nợ gốc, hơn 8.700 tỷ đồng nợ lãi/phí.

VKS cáo buộc bị cáo Nguyễn Anh Phước biết các khoản vay trên là hợp thức hồ sơ, giải ngân, rút tiền để nhóm Trương Mỹ Lan sử dụng trái phương án vay vốn. Hành vi của Nguyễn Anh Phước đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB gây thiệt hại hơn 16.500 tỷ đồng.

z5221355395058-2aead5432851d411f3cb78beac820524-7728-9728.jpg

Để dẫn đến thiệt hại lớn cho SCB, cáo trạng cũng chỉ rõ hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” của Ban Kiểm soát SCB.

Trong thời gian Phạm Thu Phong giữ vai trò Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng SCB, từ ngày 20-11-2012 đến ngày 26-12-2018, Ngân hàng SCB đã phát sinh 338 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn VTP, với 403 khoản vay tại Ngân hàng SCB.

Phạm Thu Phong đã không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ quy định của Ban Kiểm soát và Trưởng Ban Kiểm soát trong quá trình SCB cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng thuộc nhóm Trương Mỹ Lan theo số liệu như nêu trên. Bị cáo không phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có biện pháp xử lý đối với các sai phạm của Ngân hàng SCB trong hoạt động cấp tín dụng này, dẫn đến các khoản vay còn dư nợ đặc biệt lớn, Ngân hàng SCB không có khả năng thu hồi nợ.

Hành vi của Phạm Thu Phong đã gây thiệt hại cho SCB hơn 90.000 tỷ đồng. Khi Phạm Thu Phong nghỉ việc tại SCB, Trương Mỹ Lan cho Phạm Thu Phong 20 tỷ đồng. Quá trình điều tra vụ án, Phạm Thu Phong tự nguyện nộp lại số tiền trên.

bicao6-4362-2405.jpg
bicao4-9605-3132.jpg
bicao5-9339-1225.jpg
bicao-1210-520.jpg
z5221343714398-547662420decc41bd508dd8245c01259-6625-7005.jpg
bicao3-4035-9294.jpg
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 6-3. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Là Trưởng Ban kiểm soát của SCB sau Phạm Thu Phong, bị cáo Lưu Quốc Thắng (sinh năm 1963, ngụ TPHCM) đã thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho SCB hơn 344.600 tỷ đồng. Từ ngày 17-4-2019 đến ngày 7-7-2022, SCB đã phát sinh 438 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn VTP, với 652 khoản vay tại SCB, trong đó các khoản vay của các khách hàng này còn dư nợ đến ngày 17-10-2022 là hơn 438.400 tỷ đồng.

Bị cáo Lưu Quốc Thắng đã không thực hiện đầy đủ, đúng chức năng nhiệm vụ quy định của Ban Kiểm soát và Trưởng ban Kiểm soát trong quá trình SCB cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng thuộc nhóm Trương Mỹ Lan theo số liệu như nêu trên nên đã không phát hiện, ngăn chặn kịp thời, có biện pháp xử lý đối với các sai phạm của SCB trong hoạt động cấp tín dụng, dẫn đến các khoản vay còn dư nợ đặc biệt lớn, Ngân hàng SCB không có khả năng thu hồi nợ.

Đại diện VKS tiếp tục công bố cáo trạng.

Tin cùng chuyên mục