Ô nhiễm không khí, nguồn nước gây thiệt hại hơn 8,5% GDP

Ngày 17-11, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khu vực II đã tổ chức hội thảo “Kinh tế tuần hoàn - Xu hướng phát triển bền vững”. 
Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng không được thu gom đúng quy định đã phát sinh ra môi trường và theo các dòng suối chảy về hồ Đan Kia. Ảnh: ĐOÀN KIÊN
Bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng không được thu gom đúng quy định đã phát sinh ra môi trường và theo các dòng suối chảy về hồ Đan Kia. Ảnh: ĐOÀN KIÊN

Tại hội thảo, nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế TPHCM cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều nỗ lực trên hành trình phát triển bền vững.

Theo báo cáo môi trường kinh doanh của World Bank 2020, Việt Nam xếp thứ 70/190 về năng lực cạnh tranh.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được hiện nay, Việt Nam cũng đang đối mặt với tình trạng suy giảm tài nguyên, tiêu thụ năng lượng tăng mạnh, ô nhiễm và suy thoái đất, đặc biệt là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế.

Việt Nam có mức độ xả rác thải nhựa ra đại dương đứng thứ 4 thế giới với khoảng 1,8 triệu tấn/năm. Ô nhiễm không khí đã khiến Việt Nam mất đi khoảng 5,18% GDP, ô nhiễm nguồn nước gây thiệt hại khoảng 3,5% GDP.

Các chuyên gia cho rằng, để phát triển nhanh, bền vững thì chuyển đổi từ mô hình “kinh tế truyền thống” sang “kinh tế tuần hoàn” là hướng đi thích hợp, tất yếu trong bối cảnh hiện nay.  

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Tốc độ đô thị hóa của Việt Nam đạt 40% vào năm 2022.

Chuyên gia Pháp hỗ trợ đô thị Việt Nam tăng khả năng chống chịu, phục hồi trước biến đổi khí hậu

Tại hội thảo cấp quốc gia do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Xây dựng và Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 7-3, tại Hà Nội, các chuyên gia đến từ Pháp đã cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu.

Hợp tác kinh tế và đầu tư

Long An - “Địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư

Với chiến lược đầu tư hạ tầng và chính sách hợp lý trong thời gian qua đã giúp tỉnh Long An trở thành điểm sáng, “địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Long An cũng biết cách khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phương mình để vươn lên phát triển trong tốp đầu của khu vực ĐBSCL.