Phòng chống bệnh xơ dây thanh quản

Xơ dây thanh quản là một nốt sùi ở bờ tự do hai bên dây thanh (dây thanh là hai nếp cơ niêm mạc nằm trong lòng thanh quản khi rung thì phát ra âm thanh).
Hạt xơ xảy ra thường do những chấn thương thường gặp khi phát âm nhưng không có thời gian nghỉ ngơi, lâu ngày hạt xơ làm cho dịch tiết ra từ mạch máu tích tụ lại tạo nên những sơ sợi gọi là hạt dây thanh.
Phòng chống bệnh xơ dây thanh quản ảnh 1
Đặc điểm của hạt sơ này là 2 nốt nằm đối xứng với nhau ở bờ tự do dây thanh và thường có triệu chứng gây khàn tiếng, khi nói chuyện nhiều sẽ có cảm giác mỏi mệt và thậm chí có thể bị đau, tần số tiếng nói của người bệnh bị thay đổi.
Bệnh này thường xảy ra ở nữ nhiều hơn và ở mọi độ tuổi, xảy ra ở những người thường dùng lời nói quá mức như phát thanh viên, người buôn bán, ca sĩ.
Nguyên nhân chính gây xơ thanh quản là những tổn thương vi thể trên mặt dây thanh do động tác phát âm không đúng hoặc quá nhiều mà không có thời gian nghỉ ngơi đúng mức để dây thanh hồi phục trở lại.
Do thói quen sinh hoạt dây thanh làm việc quá mức sẽ bị chấn thương và nếu không được nghỉ ngơi thì sẽ tái phát.
Bệnh không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến giao tiếp xã hội và đặc biệt là những người làm nghề mà dùng giọng nói nhiều thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến công việc.
Để có thể điều trị thanh quản, người bệnh cần cữ nói, luyện âm để dây thanh, cho một số thuốc xịt tại chỗ thuốc kháng viêm để làm giảm bớt tình trạng sưng ở dây thanh nếu mới bị thì hạt xơ sẽ nhỏ lại và bớt dần. 
Lời khuyên cho những người có thói quen nói chuyện nhiều, nói to nên nói nhỏ tiếng, phải nghỉ ngơi điều độ. Nếu bắt đầu khàn tiếng thì phải giảm nói liền và nên đi khám bác sĩ sớm, bởi vì hạt dây thanh nếu được điều trị sớm, tỷ lệ thành công rất cao, để muộn, tiên lượng sẽ giảm dần.
Nếu người bệnh không điều trị, để lâu, hạt dây thanh bị sơ cứng lại và tổn thương sẽ làm cho sự rung của niêm mạc trên bề mặt dây thanh không còn tốt nữa 

Tin cùng chuyên mục