Sách mới: Tản mạn về Đời

Tản mạn về Đời, tác giả Phạm Quốc Toàn, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành gồm 45 câu chuyện về đời của 6 mảng nội dung không có tiêu đề riêng nhưng tác giả đã khéo sắp xếp, hàm chứa những cuộc đời chung và riêng. Thầy, “bề trên”, bạn bè, gia đình, những người thân ắp đầy kỷ niệm và tình người, hồn người đã đến và đi đối với tác giả trong bốn thập niên duyên nợ với nghề. Tản mạn về Đời là chuyện đời, chuyện người nơi quê cha đất tổ, không cầu kỳ, rất đỗi mộc mạc, giản dị nhưng chân chất, thắm đượm nghĩa tình, hệt cá tính con người xứ Nghệ.

Tản mạn về Đời, tác giả Phạm Quốc Toàn, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành gồm 45 câu chuyện về đời của 6 mảng nội dung không có tiêu đề riêng nhưng tác giả đã khéo sắp xếp, hàm chứa những cuộc đời chung và riêng. Thầy, “bề trên”, bạn bè, gia đình, những người thân ắp đầy kỷ niệm và tình người, hồn người đã đến và đi đối với tác giả trong bốn thập niên duyên nợ với nghề. Tản mạn về Đời là chuyện đời, chuyện người nơi quê cha đất tổ, không cầu kỳ, rất đỗi mộc mạc, giản dị nhưng chân chất, thắm đượm nghĩa tình, hệt cá tính con người xứ Nghệ.

Đại thi hào Nguyễn Du ngợi ca Một vùng như thể cây quỳnh cành dao, đó là vẻ đẹp thanh tao khiến cho một số nhà báo ở “phố lính” Lý Nam Đế - Hà Nội nảy sáng kiến lập “Hội” hoa quỳnh để ngâm thơ, bình thơ, luận bàn thế sự liên quan nghề báo, sẻ chia nỗi nhớ gia đình, người thân thời trận mạc gươm khua súng nổ.

Không chỉ có thế, “Hội” hoa quỳnh của những nhà báo - chiến sĩ còn kết nối, tạo nên “sức mạnh tổng hợp” để họ chắt chiu chuyện gạo, mì, dầu hỏa, củ su hào… kịp lên xe về quê làm quà “cứu trợ” gia đình, người thân mỗi dịp lễ tết. Nói chuyện này trong thời đổi mới, hẳn có người không tin. Nhưng đó là sự thật của một thời chưa xa. Hơn thế, đó còn là vẻ đẹp của những người làm báo lính, lung linh sắc màu trăm trận trăm thắng.

Tác giả Tản mạn về Đời rất tế nhị khi xếp ở phần cuối tập sách những trang viết về gia đình và người thân. Đó là những trang viết ắp đầy tình mẫu tử, tình huynh đệ, đan xen trong bao nỗi khó khăn, nhọc nhằn của một thời chiến chinh, gian khó.

Nhà báo Nguyễn Luân, nhiều năm làm Thường trực Hội Nhà báo Thừa Thiên - Huế có lần kể lại, thời học trò Quốc Toàn khổ lắm, ngoài giờ học còn phải lên rú chặt chổi trện về làm chổi bán kiếm tiền nuôi em và lo ăn học. Bù lại, Quốc Toàn học giỏi và không quên kèm cặp bạn bè cùng lớp. Quốc Toàn nói: “Được thừa hưởng từ bố, tôi có thói quen đam mê đọc sách từ khi còn nhỏ. Đi học, đi làm, thời còn trẻ cũng như lúc tuổi xế chiều, sách là hơi thở cuộc sống đời tôi”… Đành rằng, từ đọc đến viết là một khoảng cách không ngắn - nhưng với Phạm Quốc Toàn sau khi rời ghế nhà trường, anh có may mắn bước vào trường “đại học quân đội” vừa trui rèn bản thân, vừa đào luyện chuyện viết lách. Bởi thế, Tản mạn về Đời - đứa con tinh thần của anh, xinh xắn, trẻ trung, sang trọng, cả về nội dung và hình thức, rất đáng đọc...

Xuân Lương

Tin cùng chuyên mục