Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), từ nay đến cuối năm 2018, hơn 2,3 triệu ô tô bắt buộc phải dán thẻ thu phí tự động, nếu không sẽ bị xử phạt. Hiện cả nước mới dán thẻ thu phí tự động cho hơn 500.000 ôtô trên tổng số 2,8 triệu ô tô đang lưu hành. Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định đến tháng 9-2018, toàn bộ trạm thu phí trên quốc lộ (QL) 1 và QL14 sẽ thu phí không dừng, nếu các xe không dán thẻ sẽ gây khó khăn trong việc thu phí. Băn khoăn của các chủ xe về việc khả năng nhận diện của hệ thống, đại diện Tổng cục ĐBVN cho biết, hệ thống thu phí tự động có thể nhận diện được các loại vé khác nhau, ví dụ trên QL1 có khoảng 20 trạm, một xe chỉ mua vé quý hoặc vé tháng của 2-3 trạm, còn lại mua vé lượt, hệ thống sẽ nhận diện và tự động trừ tương ứng.
Liên quan đến thắc mắc của lái xe đi từ Bắc - Nam nếu chỉ dán một thẻ Etag liệu có dùng chung khi hiện có đến 3 đơn vị lắp đặt, vận hành thu phí tự động, đại diện Tổng cục ĐBVN khẳng định, sẽ có công nghệ tiêu chuẩn nên xe dán thẻ của đơn vị nào cũng xử lý được khi đi qua tất cả các trạm phí. Chủ xe sẽ nhận được hóa đơn điện tử thanh toán mỗi khi xe qua trạm bị trừ tiền. Để khuyến khích các chủ xe chủ động dán thẻ trước thời hạn, các nhà đầu tư đưa ra chính sách dán thẻ lần đầu được miễn phí. Từ lần 2, nếu quá trình sử dụng chủ xe bóc ra, thẻ vỡ sẽ phải chịu phí dán lại. Hiện Tổng cục ĐBVN, Cục Đăng kiểm Việt Nam đang nghiên cứu quy định bắt buộc dán thẻ và chế tài xử phạt. Bộ GTVT cũng đang ráo riết xây dựng sửa đổi Nghị định 46, bổ sung cho hành lang pháp lý triển khai xử phạt với những trường hợp đi qua trạm BOT không có tiền trong tem, thẻ thu phí không dừng. Tổng cục ĐBVN cũng đã yêu cầu mở rộng việc nạp tiền vào tài khoản, có thể xử lý bằng thế chấp, hoặc tín chấp trước. Hiện tốc độ xử lý của ngân hàng đang chưa đáp ứng được, nhưng qua nghiên cứu cũng sẽ cố gắng khắc phục sớm.
Đại diện Tổng cục ĐBVN cho biết, việc áp dụng triển khai thu phí không dừng có nhiều lợi ích, giúp cơ quan Nhà nước dễ quản lý hơn, minh bạch công tác thu phí qua trạm BOT. Nhà đầu tư BOT và Tổng cục Đường bộ cũng có thể truy nhập hệ thống, bất kỳ thời điểm nào để kiểm soát vấn đề thu phí. Đặc biệt, với mỗi xe dán thẻ Etag, khi qua hệ thống sẽ phát hiện được ngay xe nào mang biển số giả, hay hết hạn đăng kiểm... Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phát triển hệ thống để kết nối với Bộ Công an nhằm phát hiện vi phạm an toàn giao thông của xe đi qua trạm...
Liên quan đến thắc mắc của lái xe đi từ Bắc - Nam nếu chỉ dán một thẻ Etag liệu có dùng chung khi hiện có đến 3 đơn vị lắp đặt, vận hành thu phí tự động, đại diện Tổng cục ĐBVN khẳng định, sẽ có công nghệ tiêu chuẩn nên xe dán thẻ của đơn vị nào cũng xử lý được khi đi qua tất cả các trạm phí. Chủ xe sẽ nhận được hóa đơn điện tử thanh toán mỗi khi xe qua trạm bị trừ tiền. Để khuyến khích các chủ xe chủ động dán thẻ trước thời hạn, các nhà đầu tư đưa ra chính sách dán thẻ lần đầu được miễn phí. Từ lần 2, nếu quá trình sử dụng chủ xe bóc ra, thẻ vỡ sẽ phải chịu phí dán lại. Hiện Tổng cục ĐBVN, Cục Đăng kiểm Việt Nam đang nghiên cứu quy định bắt buộc dán thẻ và chế tài xử phạt. Bộ GTVT cũng đang ráo riết xây dựng sửa đổi Nghị định 46, bổ sung cho hành lang pháp lý triển khai xử phạt với những trường hợp đi qua trạm BOT không có tiền trong tem, thẻ thu phí không dừng. Tổng cục ĐBVN cũng đã yêu cầu mở rộng việc nạp tiền vào tài khoản, có thể xử lý bằng thế chấp, hoặc tín chấp trước. Hiện tốc độ xử lý của ngân hàng đang chưa đáp ứng được, nhưng qua nghiên cứu cũng sẽ cố gắng khắc phục sớm.
Đại diện Tổng cục ĐBVN cho biết, việc áp dụng triển khai thu phí không dừng có nhiều lợi ích, giúp cơ quan Nhà nước dễ quản lý hơn, minh bạch công tác thu phí qua trạm BOT. Nhà đầu tư BOT và Tổng cục Đường bộ cũng có thể truy nhập hệ thống, bất kỳ thời điểm nào để kiểm soát vấn đề thu phí. Đặc biệt, với mỗi xe dán thẻ Etag, khi qua hệ thống sẽ phát hiện được ngay xe nào mang biển số giả, hay hết hạn đăng kiểm... Trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ phát triển hệ thống để kết nối với Bộ Công an nhằm phát hiện vi phạm an toàn giao thông của xe đi qua trạm...