Theo đó, TP yêu cầu quản lý việc vay, trả nợ vay chính quyền địa phương, đảm bảo không vượt quá mức dư nợ tối đa, cũng như đảm bảo tuân thủ kế hoạch vay, trả nợ hàng năm được HĐND TP thông qua; chỉ vay trong hạn mức vay và mức bội chi được Quốc hội quyết định hàng năm; khi đề xuất dự án đầu tư phải tính toán, đánh giá tác động đến khả năng trả nợ của ngân sách; ưu tiên sử dụng vốn vay ODA với điều kiện ưu đãi cao cho các chương trình, dự án quan trọng, cấp bách; chỉ sử dụng vốn vay lại cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên; ưu tiên giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài (vay về cho vay lại) đã cam kết với nhà tài trợ.
Sở Tài chính được giao xây dựng kế hoạch vay, trả nợ hàng năm, đảm bảo trong hạn mức dư nợ và mức bội chi do Quốc hội quyết định; đề xuất phương án xử lý đối với trường hợp sử dụng khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ làm cho dư nợ thực tế vượt quá mức dư nợ tối đa cho phép, hoặc vượt quá dự toán vay trong năm đã được duyệt; đánh giá tác động của dự án vay mới đến khả năng trả nợ của ngân sách; cân đối ngân sách, bố trí vốn để trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Ngoài ra, các đơn vị có sử dụng nguồn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cần rà soát và lập kế hoạch vay, trả nợ, đảm bảo chính xác, đầy đủ, phù hợp với tình hình và khả năng thực hiện của dự án, không để xảy ra tình trạng số giải ngân thực tế thấp hơn số kế hoạch đăng ký.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
“Giữ chân” các nhà đầu tư lớn
-
Chiều nay 26-1, giá xăng vượt mức 17.000 đồng/lít
-
Sáng tạo, phát triển bền vững kinh tế tập thể
-
Thành lập Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai TP Thủ Đức
-
Quảng Ngãi: Trồng hoa tết trong lòng thành phố
-
Ngư dân Hà Tĩnh trúng mẻ cá chim vây vàng khoảng 600 triệu đồng
-
Diện mạo tươi sáng của nền kinh tế sau 35 năm đổi mới
-
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng 18%
-
Năm 2020: Việt Nam xuất siêu gần 20 tỷ USD
-
Đầu tư mạnh vào kinh doanh sáng tạo