Tăng giá xăng dầu: Chính phủ giám sát việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp

Ngày 24-3, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức đối thoại trực tuyến với Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, Cục phó Cục Quản lý giá Bộ Tài chính Nguyễn Thanh Hương và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo để làm rõ những vấn đề xung quanh việc điều hành giá xăng dầu hiện nay vốn đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Tăng giá xăng dầu: Chính phủ giám sát việc điều chỉnh giá của doanh nghiệp

Ngày 24-3, tại Hà Nội, Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức đối thoại trực tuyến với Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, Cục phó Cục Quản lý giá Bộ Tài chính Nguyễn Thanh Hương và Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo để làm rõ những vấn đề xung quanh việc điều hành giá xăng dầu hiện nay vốn đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

  • Phải quen việc điều chỉnh giá xăng

Liên quan đến việc liên tục điều chỉnh giá xăng dầu của các doanh nghiệp trong thời gian qua, với số lần tăng áp đảo so với số lần giảm đã khiến nhiều người đặt câu hỏi xung quanh cơ chế tăng giá, cũng như việc quản lý và điều hành kinh doanh xăng dầu, nhất là sau khi Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu được ban hành có hiệu lực (doanh nghiệp được trao quyền tự điều chỉnh giá xăng dầu), Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, doanh nghiệp chỉ được quyền quyết định giá xăng dầu trong một phạm vi nhất định.

Khi giá thị trường có thể tác động tới các chỉ tiêu KT-XH, Chính phủ có quyền điều tiết việc tăng giảm giá của doanh nghiệp. Nhà nước sẽ có các biện pháp khác nhau để hỗ trợ doanh nghiệp khi doanh nghiệp tham gia bình ổn lúc giá xăng dầu có biến động. Hiện Chính phủ tập trung điều hành để ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao trở lại. Xăng dầu là mặt hàng nhạy cảm, doanh nghiệp phải có biện pháp tiết giảm chi phí. Nếu vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thì liên bộ sẽ có biện pháp xử lý hợp lý.

Giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian qua. Ảnh: VIỆT DŨNG

Giá xăng dầu tăng liên tục trong thời gian qua. Ảnh: VIỆT DŨNG

Giải thích thêm về việc tăng giá xăng dầu, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo cho rằng do giá quốc tế tăng, mặt khác yếu tố tác động tới giá cơ sở tăng (2 lần điều chỉnh tỷ giá: ngày 26-11 và 11-12) cũng như khoản trích lập quỹ bình ổn giá tăng 200 - 300 đồng.

Nhưng thực tế việc điều chỉnh vận hành theo đúng Nghị định 84. Cục phó Cục Quản lý giá Bộ Tài chính Nguyễn Thanh Hương cũng nói thêm, đúng là liên tiếp thời gian qua có tới 5 lần điều chỉnh giá xăng dầu, nhưng tùy từng mặt hàng. Đối với mặt hàng xăng chỉ có 3 lần điều chỉnh, dầu 2 lần trong đó 1 tăng, 1 giảm. “Bộ Tài chính và Bộ Công thương đều thống nhất sự điều chỉnh đó là hợp lý” - bà Hương nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng thừa nhận, việc điều hành giá xăng dầu chưa thật ổn. Ví dụ chọn ngày đầu tiên đi làm sau một kỳ nghỉ tết dài để tăng giá xăng dầu là chưa “nhạy cảm”. Người dân sẽ phải làm quen với việc điều chỉnh này. Trong một năm, có rất nhiều thời điểm được đánh giá là nhạy cảm, nên không thể lấy điều này để ngăn cản các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và thu lợi nhuận một cách hợp pháp.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng cho rằng: “Nếu không có gạo ăn thì tác động cũng rất lớn, nhưng chúng ta đã quen dần với giá gạo theo thị trường từ lâu, chúng ta không cảm thấy sốc. Và chúng ta cũng phải quen với giá xăng dầu như giá gạo”. 

Tại cuộc đối thoại, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nhiều lần khẳng định, việc tăng giá xăng dầu, nhà nước giám sát doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm sai sẽ có xử lý, kể cả xử phạt. Nhưng đến giờ này nhà nước chưa xử lý vì doanh nghiệp chưa vi phạm. Kể từ ngày 15-12-2009, Nghị định 84 có hiệu lực cho đến thời điểm này, doanh nghiệp xăng dầu mới thay đổi giá 2 lần, bình quân 1 tháng rưỡi mới tăng giá 1 lần.

  • Không có chuyện độc quyền giá xăng dầu

Bà Nguyễn Thanh Hương cũng cho rằng, trước đây nhà nước giữ giá trong thời gian dài hơn nên mức độ mỗi lần điều chỉnh có thể cao hơn, còn hiện nay, doanh nghiệp điều chỉnh với tần suất ngắn với mức độ thấp hơn. 

CPI tháng 3 tăng 0,75%

Đó là công bố của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chiều 24-3. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng cao hơn so với dự báo của Bộ Tài chính (0,5%). Trong đó, so với tháng trước, nhóm hàng ăn uống tăng giá 1,03%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,38%, nhóm dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục giảm nhẹ (0,2%).

Như vậy, CPI của quý 1 năm nay đã ở mức 8,51% so với cùng kỳ năm 2009. Đây là con số được các chuyên gia kinh tế đánh giá là khá cao, đòi hỏi các giải pháp bình ổn giá cả tích cực hơn trong thời gian tới nhằm khống chế lạm phát cả năm 2010 dưới 7% - chỉ tiêu mà QH đã phê duyệt.

A.PHƯƠNG

“Đúng là giá xăng dầu có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp tới nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, mức độ tăng giá của doanh nghiệp rất thấp, cho nên ảnh hưởng không lớn, như việc tăng giá xăng 590 đồng/lít chỉ tác động làm tăng chỉ số CPI 0,01%. Còn tác động tới người tiêu dùng thì cá nhân đi xe máy thì 1 tháng, việc chi tiêu cho xăng dầu cũng không nhiều, khoảng từ 10.000 – 15.000 đồng. Mỗi lần tăng giá như vậy, người tiêu dùng có khả năng chấp nhận được. Nếu chúng ta kéo giãn thời gian điều chỉnh dài hơn nữa thì mức giá điều chỉnh sẽ lớn hơn nên mức tác động tới CPI và nền kinh tế sẽ lớn hơn” - bà Hương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng khẳng định, điều quan trọng là không để những mặt hàng trọng yếu tăng giá đột ngột, vì gây tác động lớn đến nền kinh tế. Còn những lần tăng giá thông thường này thì không tác động nhiều.

Đề phòng cho trường hợp giá xăng dầu có thể tăng đột ngột ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho biết Nghị định 84 quy định quỹ bình ổn giá xăng dầu được dùng khi mức tăng giá trên 7%. Quỹ bình ổn giá là nhằm tránh tình trạng tăng giá đột ngột, gây sốc cho nền kinh tế và xã hội. Tính đến đầu tháng 3, quỹ bình ổn này có giá trị 1.500 tỷ đồng. Ông cũng bác bỏ quan điểm cho rằng nên ngưng trích quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Một vấn đề cũng được đề cập sâu tại buổi đối thoại này, đó là lo ngại với tỷ trọng tới 60% trên thị trường, Petrolimex là doanh nghiệp xăng dầu độc quyền hiện nay.

Giải thích điều này, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú nói rõ, việc đó từ trước tới nay chưa xảy ra bởi xăng dầu cũng như bản thân Petrolimex nằm dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Chưa bao giờ doanh nghiệp này có thể sử dụng quyền, lợi thế của mình để gây ảnh hưởng tới cạnh tranh thị trường.

Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cũng “minh oan hộ” Petrolimex: trên tổng số 10.000 cây xăng trên toàn quốc, số cây xăng của Petrolimex chỉ chiếm khoảng gần 20%. Còn lại, Petrolimex chiếm khoảng 40% số đại lý trên thị trường. Như vậy, Petrolimex chỉ có ưu thế khoảng 20% thị trường so với hệ thống bán lẻ. Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú cho hay, việc kinh doanh xăng dầu đa sở hữu sẽ tăng lợi ích cho xã hội.

L.NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục