Tạo hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu

Ngày 16-12, tại Hà Nội, Bộ Công thương tổ chức diễn đàn xúc tiến xuất khẩu bền vững cho hàng hóa Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), cùng các FTA mới hiện nay.

Tại diễn đàn, Bộ Công thương cam kết, sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng giải pháp ứng phó với dịch Covid-19, kết hợp xây dựng thương hiệu hình ảnh. Bộ cũng sẽ bắt tay xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại bao gồm các đối tác như nhà tư vấn phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường, nhà sản xuất, đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu, logistics… nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển xuất khẩu. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng, Bộ Công thương cần tăng hiệu quả làm việc của các cơ quan đại diện, các tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài, giúp doanh nghiệp tận dụng các cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu.

Tạo hệ sinh thái hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu ảnh 1 Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại diễn đàn
Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, cho biết, năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 254 tỷ USD và nhập khẩu đạt hơn 234 tỷ USD. Cán cân thương mại thặng dư xuất siêu hơn 20 tỷ USD. Đã có 31 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Đây là tiền đề để doanh nghiệp Việt gia tăng khả năng xuất khẩu trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh các FTA đã được thực thi.


Cùng ngày, Bộ Công thương cho biết, Hội đồng Ủy ban Kinh tế Á - Âu (EEC) vừa ban hành quyết định phân bổ hạn ngạch nhập khẩu gạo Việt Nam cho từng nước thành viên thuộc Liên minh Á - Âu (EAEU) trong năm 2021. Tuy nhiên, trong 5 nước được ưu tiên phân bổ năm 2021, trước mắt EEC mới phân bổ cho 2 nước là Armenia (400 tấn) và Belarus (9.600 tấn). 

Tin cùng chuyên mục