![]() |
Dòng người biểu tình tiếp tục đổ về Bangkok phản đối Thủ tướng Samak. |
Tình trạng rối ren tại thủ đô Bangkok vẫn tiếp diễn sau khi hàng ngàn người biểu tình ở miền Bắc và Nam nước này đã kéo về thủ đô ngày 27-8, tiếp sức cho lực lượng biểu tình nòng cốt của Liên minh Nhân dân vì dân chủ (PAD) kêu gọi Thủ tướng Samak Sundaravej từ chức.
Cảnh sát Thái Lan cho biết hơn 1.000 người ở tỉnh phía Bắc Phichit đã sử dụng các phương tiện giao thông như tàu hỏa, xe buýt để kéo về Bangkok, tụ họp với lực lượng của PAD. Trong khi đó, tại tòa nhà chính phủ, nơi 10.000 người của PAD tập trung, xô xát giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động đã xảy ra.
Cảnh sát đã phải sử dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn những người biểu tình định xông vào bên trong tòa nhà chính phủ, khiến 15 người bị thương. Trước những diễn biến trên, Tòa án Hình sự Thái Lan đã chấp thuận yêu cầu của chính phủ bắt khẩn cấp các thủ lĩnh đứng đầu của PAD với tội danh biểu tình trái pháp luật. Tờ Nation cho biết sau khi nhận được thông tin về lệnh bắt trên, PAD đã đề cử một loạt các thủ lĩnh mới, thay thế những người bị bắt để tiếp tục tiến hành cuộc biểu tình.
Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Thái Lan Samak cho biết chính phủ vẫn sẽ “sử dụng những chiến thuật mềm mỏng” đối với những người biểu tình và cố gắng tìm kiếm giải pháp để “đưa đất nước trở lại yên bình” trong 24 giờ tới. Tuy nhiên, ông Samak cũng lên án PAD “đã đi quá xa” khi tổ chức cuộc biểu tình và đưa ra lời cảnh báo rằng “sự bao dung nào cũng có giới hạn”. Cuộc biểu tình của PAD đã không nhận được sự tán đồng của người dân thủ đô Bangkok. Khảo sát của Đại học Bangkok cho biết 72,6% số người được hỏi đều phản đối cuộc biểu tình của PAD; 68,2% phản đối người biểu tình bao vây tòa nhà Quốc hội và 70% không đồng tình việc gây rối tại Đài phát thanh và Truyền hình quốc gia (NBT).
V.C. (Theo Bangkok Post, Nation)
Các tin, bài viết khác
-
Hàn Quốc khuyến khích sử dụng mã số cá nhân khi truy vết
-
Mỹ sẽ kiểm soát chặt các Viện Khổng Tử
-
Thế khó của EU
-
Bảo tồn văn hóa bản địa thời Covid-19
-
Đại dịch Covid-19 khoét sâu tình trạng bất bình đẳng giới
-
Gia hạn Cơ chế minh bạch và kiểm soát xuất khẩu vaccine Covid-19: EU bị phản ứng
-
Indonesia thúc đẩy người dân ủng hộ hàng nội địa
-
OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng
-
Australia phạt tàu nước ngoài đổ rác thải tại rạn san hô nổi tiếng
-
Ấn Độ thu hút FDI kỷ lục