Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân

Năm 2011, UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ (tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là Di sản văn hóa thế giới. 

Khu di sản Thành Nhà Hồ bao gồm Thành đá, La thành, Đàn tế Nam Giao,..., trong đó nổi bật nhất là Thành đá. Thành đá được xây dựng trên bình đồ gần vuông với cạnh Đông - Tây dài 877m, Nam - Bắc dài 880m, diện tích 771.760m² Phần tường Thành phía ngoài xây bằng 7 hàng đá xếp ngang, trong đó 2 hàng xếp chìm dưới đất và 5 hàng xếp nổi trên mặt đất. Kích thước trung bình của 5 lớp đá nổi trên mặt đất, tính từ trên xuống là 0,4m, 0,6m, 0,8m, 1,0m và 1,1m. Các khối đá nặng trung bình từ 10-20 tấn, ước tính toàn bộ phần tường đá có khối lượng lên tới 25.000m³.

 UNESCO đánh giá, kỹ thuật xây dựng thành công các bức tường thành bằng đá lớn ở Thành Nhà Hồ được xem như hiện tượng đột khởi, “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử xây dựng kiến trúc thành quách Việt Nam và khu vực. Và cho đến nay, vẫn còn những bí ẩn quanh việc xây Thành Nhà Hồ như: thời gian xây thành (chỉ trong vòng 3 tháng), cách thức lấy và chuyển đá, kỹ thuật xây dựng,...

Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 1 Toàn cảnh trong lòng Thành Nhà Hồ
Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 2 Cổng phía Nam Thành Nhà Hồ. Đây là cổng chính của Thành với 3 cửa vòm hướng về Đàn tế Nam Giao. Tại cổng Thành này, các phiến đá làm cổng đặc biệt lớn, dài tới 7m, cao 1,5m, nặng bình quân khoảng 15 tấn.
 
Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 3 Cổng phía Tây Thành Nhà Hồ. Với những khối đá lớn, người xưa đã "xếp đá múi bưởi" tạo nên cổng vòm tuyệt đẹp nhưng đầy bí ẩn về kỹ thuật dựng cổng thành bằng đá lớn.
 
Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 4 Mái vòm cả 4 cổng Thành đều được ghép bằng các phiến đá nặng hàng tấn với kỹ thuật tinh vi và vẫn còn là bí ẩn
 
Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 5 Các bức tường Thành được xây dựng bằng các khối đá lớn nặng trung bình 10-20 tấn xếp chồng lên nhau
 
Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 6 Một trong 2 rồng đá thềm bậc bằng đá nguyên khối trong lòng Thành. Theo các nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ, đôi rồng này thuộc loại tượng rồng lớn nhất và đẹp nhất hiện còn lại ở nước ta. Việc đôi rồng này vì sao bị chặt đầu đến nay cũng còn là bí ẩn.
 
Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 7 Bi đá dùng để vận chuyển đá xây dựng Thành Nhà Hồ
 
Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 8 Đạn đá thế kỷ 14-15 được phát hiện trong Thành Nhà Hồ
 
Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 9 Mảnh thân rồng đá thế kỷ 14-15 phát hiện trong Thành Nhà Hồ
 
Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 10 Mảnh lan can trang trí kiến trúc thế kỷ 14-15 khai quật được trong Thành Nhà Hồ
 
Thành Nhà Hồ - Đá truyền lời tiền nhân ảnh 11 Khung cảnh yên bình trong lòng Thành Nhà Hồ

Tin cùng chuyên mục