Thêm các trục giao thông phục vụ “luồng xanh” vận tải

Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có hướng dẫn tổ chức giao thông cho các phương tiện ưu tiên lưu thông qua địa phương phòng, chống dịch Covid-19 khu vực miền Bắc, miền Trung.

1. Trục Bắc - Nam:

* QL 1: Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh -  Hà Nội - Hà Nam - Ninh Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận.

* Đường Hồ Chí Minh: Cao Bằng - Hà Nội - Hòa Bình - Thanh Hóa - Nghệ An - Kon Tum - Bình Phước - QL14

2. Hệ thống đường cao tốc:

- Nội Bài - Lào Cai

- Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên

- Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội

- Pháp Vân - Cầu Giẽ; Cầu Giẽ - Ninh Bình

- Đà Nẵng - Quảng Ngãi

3. Các trục kết nối:

QL2, QL3, QL4, QL4D, QL5, QL6, QL279, QL 8, QL9, QL10, QL18, QL32, QL27C, QL19, QL24, QL25, QL26.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã giao cục trưởng các cục quản lý đường bộ thay mặt Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ động làm việc với các cơ quan, đơn vị của địa phương bố trí lực lượng, phối hợp chặt chẽ tại các chốt kiểm soát dịch bệnh để phân luồng, tổ chức giao thông bảo đảm cho các phương tiện vận tải lưu thông thông suốt, không để tình trạng ùn tắc tại các chốt kiểm soát.

Về cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên "luồng xanh",  sở GTVT các tỉnh, thành phố thực hiện cấp thẻ cho phương tiện vận chuyển trong khu vực nội tỉnh; các cục quản lý đường bộ  cấp thẻ nhận diện phương tiện vận chuyển liên vùng trên địa bàn quản lý. Các trường hợp cấp bách sẽ cấp thẻ nhận diện trực tuyến thông qua mã QR.

Tin cùng chuyên mục

Bút Sài Gòn

Có thêm sức hút

- Vừa có 4.000 du khách quốc tế tới Nha Trang trên một siêu du thuyền. Cùng lúc, Đà Nẵng cũng nối lại tuyến bay quốc tế tới Incheon (Hàn Quốc). Những thông tin này có làm tăng thêm niềm lạc quan cho việc phục hồi du lịch quốc tế của xứ mình?

Sự kiện & Bình luận

Bản quyền truyền hình Asiad - “Món ăn tinh thần” đắt đỏ

Sự đắt đỏ không nằm ở giá chào bán, mà ở khía cạnh các nhà đài Việt Nam đã quen với chuyện mua sóng độc quyền, sở hữu các bản quyền dài hạn để “bán sóng” nên gần như không tồn tại yếu tố chia sẻ. Vai trò của các tổ chức liên kết thương mại giữa các đài, kênh sóng ở Việt Nam vô cùng mờ nhạt.