Thi đua hiệu quả là động lực, đòn bẩy đổi mới và phát triển

 * TPHCM - xuất phát điểm của nhiều phong trào thi đua

Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng TPHCM, đã chia sẻ với phóng viên Báo SGGP nhân dịp TPHCM tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VII (2015-2020).

 


Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tham quan công trường Ga Nhà hát Thành phố của tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên ngày 27-4-2020. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tham quan công trường Ga Nhà hát Thành phố của tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành - Suối Tiên ngày 27-4-2020. Ảnh: HOÀNG HÙNG

“Thực hiện thi đua, khen thưởng hiệu quả là động lực, đòn bẩy góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển. Vì vậy, các phong trào thi đua phải tiếp tục đi vào giải quyết những vấn đề bức thiết, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn như về ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, ùn tắc giao thông… để mang lại hiệu quả thiết thực nhất”, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng TPHCM, chia sẻ với phóng viên Báo SGGP nhân dịp TPHCM tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VII (2015-2020).

Thi đua đổi mới, khen thưởng chính xác và kịp thời

PHÓNG VIÊN: Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng TPHCM, xin đồng chí đánh giá về những điểm nổi bật trong phong trào thi đua yêu nước cùng công tác khen thưởng của thành phố trong thời gian qua?

Đồng chí NGUYỄN THÀNH PHONG: Giai đoạn 2015-2020, cùng với 4 phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động, TPHCM đã triển khai nhiều phong trào thi đua yêu nước thiết thực; đồng thời tổ chức thực hiện chính sách thi đua khen thưởng chính xác, công bằng, công khai và kịp thời, nhằm lan tỏa tinh thần thi đua yêu nước đến mọi tầng lớp Nhân dân, đưa phong trào thi đua yêu nước trở thành động lực và đòn bẩy hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của TPHCM và đất nước.

Đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng TPHCM

Cụ thể, TPHCM luôn xác định mục tiêu, chỉ tiêu của phong trào thi đua yêu nước phấn đấu đạt được luôn gắn liền với chủ đề trọng tâm, như phong trào thi đua năm 2017 với chủ đề “Đổi mới nhanh - Hiệu quả cao - Phát triển mạnh”, gắn với chủ đề trọng tâm là “Vì TPHCM ngời sáng tương lai”, quyết tâm thực hiện đạt hiệu quả cao các nội dung của 7 chương trình đột phá. Chủ đề năm 2018 là “Đổi mới - sáng tạo để xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh, hiện đại”. Chủ đề năm 2019 là “Năm đột phá cải cách hành chính và thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội”. Chủ đề năm 2020 là “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”. 

Đặc biệt, các nội dung thi đua yêu nước gắn liền với thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng; thi đua thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong khi hình thức thi đua được đổi mới, đa dạng tạo được không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp, thì công tác khen thưởng cũng có sự đổi mới, khen đúng thành tích, đúng người, đúng việc một cách chính xác, công bằng, công khai và đột xuất nhằm khen thưởng, động viên kịp thời. Từ quý 3-2019, thành phố đã đổi mới phương pháp đánh giá thi đua, trong đó không quá 50% số lượng lãnh đạo cơ quan, đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để chi thu nhập tăng thêm, đây là một cách làm mới, chưa có tiền lệ, khẳng định một quan điểm của thành phố là luôn đổi mới công tác thi đua khen thưởng cấp dưới nhiều hơn cấp trên. Ngoài ra, đối tượng khen thưởng cũng được mở rộng ra đến cán bộ, công chức cũng như nông dân, công nhân, người lao động trực tiếp sản xuất, hay khen thưởng trực tiếp Nhân dân nhằm cổ vũ, khích lệ sáng tạo trong Nhân dân, phong trào thi đua phải thấm sâu từng đơn vị cụ thể, từng con người cụ thể, nó không chỉ dừng lại ở việc phát động đơn thuần mà có sức sống và sức mạnh lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân, tạo ra động lực tinh thần, khí thế mới trong xã hội. 

Thực tế, những kết quả đạt được của phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020 một lần nữa khẳng định, phong trào thi đua yêu nước đã trở thành ngọn cờ hiệu triệu các tầng lớp Nhân dân tham gia đóng góp phát triển kinh tế - xã hội và đi lên cùng sự phát triển của thành phố trong giai đoạn bình thường mới.

Hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của TPHCM đã đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như cả nước ra sao, thưa đồng chí?

Thông qua các phong trào thi đua yêu nước, cùng với việc tổ chức khen thưởng thực chất của TPHCM đã tạo động lực mạnh mẽ, tích cực góp phần thúc đẩy kinh tế TPHCM tiếp tục tăng trưởng nhanh, bền vững, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân TPHCM; chính phong trào thi đua đã cổ vũ, khích lệ tinh thần đổi mới sáng tạo của người dân thành phố, giúp thành phố giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế, là trung tâm nhiều mặt của cả nước. Đồng thời, phong trào thi đua yêu nước còn góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng.

Có thể kể đến một số kết quả cụ thể như: Kinh tế TPHCM tăng trưởng khá và ổn định. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân đạt 8,3%/năm. Tỷ trọng kinh tế TPHCM trong kinh tế cả nước tiếp tục tăng, đến năm 2020 chiếm khoảng 23% GDP cả nước, đóng góp 27% ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người tăng liên tục qua các năm, đạt gần 6.800USD vào năm 2020, gấp 1,3 lần năm 2015 (khoảng 5.100USD) và gấp gần 2,3 lần so với cả nước. 

Trong đảm bảo an sinh xã hội, TPHCM thực hiện phong trào giảm nghèo bền vững để hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. 5 năm qua, TPHCM huy động được hơn 11.450 tỷ đồng để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo so với kế hoạch. Kết quả, TPHCM hoàn thành trước 2 năm chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X về “Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 bình quân 1%/năm”.

TPHCM cũng thực hiện nhiều phong trào thi đua khác trên lĩnh vực giáo dục đào tạo, từ đó chất lượng dạy và học được nâng cao, là cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo trên địa bàn. Ngoài ra, phong trào thi đua hướng vào thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao đạo đức người thầy thuốc. Từ đó, nhiều mô hình hiệu quả, sáng tạo được ứng dụng phục vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân như “Quy trình báo động đỏ cấp cứu bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch”, phong trào “Vận động, bảo trợ, giúp đỡ bệnh nhân nghèo và người khuyết tật”...

Đặc biệt, trong giai đoạn bình thường mới, phong trào thi đua yêu nước càng thể hiện rõ nét hơn trong việc tạo động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đó là các phong trào hiến kế để vực dậy kinh tế thành phố, thi đua thực hiện Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, phong trào Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam, thi đua giải ngân kế hoạch đầu tư công…

Có thể nói, chính những điều đó đã thể hiện một nét đẹp của người dân thành phố, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, người dân thành phố vẫn luôn tràn đầy nỗ lực vươn lên, càng khó khăn càng thể hiện bản lĩnh và khát vọng mãnh liệt để hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao phó. 

Gắn thực tiễn vào phong trào thi đua

Trong phong trào thi đua yêu nước nói chung, các mô hình hay, gương điển hình tiên tiến là những hạt nhân quan trọng. TPHCM đã quan tâm, nhân rộng những mô hình, điển hình này như thế nào?

TPHCM luôn xem trọng công tác thông tin tuyên truyền, công tác phát hiện, bồi dưỡng xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến, phát hiện nhân tài. Đây được xem là biện pháp vô cùng hiệu quả trong việc giáo dục, động viên, nêu gương trong xã hội, tạo sự ảnh hưởng và sức lan tỏa rộng lớn trong phong trào thi đua. Có một việc không thể coi nhẹ khi tổng kết, rút kinh nghiệm, đó là tôn vinh các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến là hạt nhân. Việc này nhằm tạo đòn bẩy của phong trào thi đua một cách thật chính xác. Vì vậy, bên cạnh nhiệm vụ phải tìm được những điển hình tiên tiến để tuyên dương thì phải chống chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa cào bằng trong thi đua.

Hoạt động sản xuất tại một doanh nghiệp ở TPHCM. Ảnh: CAO THĂNG

Thực tế, những gương điển hình tiên tiến không chỉ là hạt nhân của phong trào thi đua, mà còn là nguồn cung cấp cho Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị những cán bộ ưu tú, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển TPHCM và đất nước. Bởi vì, họ là những người tiên phong trong lao động sản xuất và cũng là gương mẫu về đạo đức cách mạng. Họ đặt lợi ích chung tập thể, lợi ích của dân tộc trên lợi ích của cá nhân mình và đối với các trường hợp này phải được phát hiện kịp thời ngay từ tuyến cơ sở để kịp thời động viên, tôn vinh và nhân rộng trong xã hội.  

Trên quan điểm đó, TPHCM tổ chức nhiều hoạt động tuyên dương, tôn vinh, đặc biệt là những hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là việc tuyên dương “Những tấm gương thầm lặng mà cao cả”, giới thiệu những gương “Người tốt, việc tốt”, “Những tấm gương tỏa sáng giữa đời thường” tại các chuyên trang, chuyên mục trên Báo SGGP cũng như các báo đài khác. Những nhân tố mới tạo được ấn tượng tốt, giúp khơi dậy được động lực thi đua và sự lan tỏa rộng lớn trong phong trào thi đua yêu nước tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM.

Song, thực tế phong trào thi đua, khen thưởng có lúc, có nơi vẫn còn mang tính hình thức, thưa đồng chí?

TPHCM xác định thi đua vừa là giải pháp, vừa là động lực để động viên và huy động mọi nguồn lực trong xã hội, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thi đua, khen thưởng và công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, trong đó có cả những vấn đề cũ và những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn. 

Cụ thể, phong trào thi đua ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa toàn diện, thiếu chiều sâu, khen cấp trên nhiều hơn cấp dưới. Một số nơi vẫn chưa thực hiện khen thưởng kịp thời, chưa có tác dụng khuyến khích, động viên và thúc đẩy các điển hình tiên tiến. Một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa chú trọng đúng mức việc khen thưởng các tập thể nhỏ, các đối tượng là người dân, người lao động trực tiếp… Một trong những nguyên nhân chính của tồn tại, hạn chế này là cấp ủy và người đứng đầu cơ quan, đơn vị còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của công tác thi đua. Đơn cử, chưa chú trọng tổ chức thực hiện cải cách hành chính, dẫn đến kết quả thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn TPHCM chưa đạt được kết quả mong muốn.

Dù vậy, TPHCM xem việc nhìn nhận đầy đủ về những tồn tại, yếu kém trong công tác thi đua, khen thưởng là rất quan trọng, nhằm rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục kịp thời. Việc đánh giá không sát đúng, né tránh sự thật sẽ làm trở ngại lớn trong quá trình tổ chức phong trào thi đua, hậu quả của việc chạy theo thành tích là rất khó lường. Chính vì vậy, những tồn tại, hạn chế luôn được TPHCM thẳng thắn đánh giá, phân tích và có giải pháp khắc phục.

TPHCM tiếp tục có những giải pháp gì để đảm bảo phong trào thi đua thực sự đi vào cuộc sống, tạo thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và cả nước?

TPHCM nhận thức sâu sắc rằng, công tác thi đua, khen thưởng được thực hiện hiệu quả sẽ tác động đến các cấp các ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân hưởng ứng các phong trào thi đua. Do đó, TPHCM sẽ tiếp tục đổi mới phong trào thi đua, khen thưởng, nhất là thực hiện theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc “càng khó khăn thì càng phải thi đua”. 

Cụ thể, TPHCM sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước, xem đây là động lực góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển. Các phong trào thi đua phải đi vào giải quyết những vấn đề bức thiết, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại từ thực tiễn như về ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, ùn tắc giao thông… để mang lại hiệu quả thiết thực. 

Ngoài ra, phong trào thi đua yêu nước phải trở thành ngọn cờ hiệu triệu mọi người tham gia, chung tay góp sức xây dựng thành phố và đất nước, nêu cao tinh thần tự tôn dân tộc, xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm khiết và hành động, thể hiện bản lĩnh Việt Nam trong độc lập dân tộc, hội nhập quốc tế, đặc biệt là Hiệp định EVFTA và EVIPA, truyền cảm hứng khát vọng về một đất nước Việt Nam hùng cường. Với một ý chí vươn lên mạnh mẽ, thành phố có đủ bản lĩnh để thực hiện điều đó. 

TPHCM tin tưởng việc tiếp tục thực hiện các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng thi đua, khen thưởng để đảm bảo thi đua khen thưởng là động lực to lớn, là biện pháp quan trọng phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, nghĩa tình, xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh và bền vững, “vì cả nước, cùng cả nước”.

- Thạc sĩ - dược sĩ TRƯƠNG VĂN ĐẠT - Trưởng phòng Công tác sinh viên, Bí thư Đoàn trường Đại học Y Dược TPHCM: 

     Thi đua để phục vụ tốt nhất cho người dân

Thi đua yêu nước trong Trường Đại học Y Dược TPHCM là luôn nỗ lực có những bài giảng hay để trang bị kiến thức cho đội ngũ y bác sĩ tương lai; là những nghiên cứu, sáng kiến trong y tế; là không ngừng rèn luyện, trau dồi kiến thức của thầy, trò nhà trường.
Thi đua hiệu quả là động lực, đòn bẩy đổi mới và phát triển ảnh 3
Cùng với lời dạy “Lương y như từ mẫu” của Bác, chúng tôi luôn xác định thi đua yêu nước còn là phục vụ tốt nhất cho người bệnh. Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, với sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, với những tiến bộ của nền y tế nước nhà, Việt Nam đã và đang tạo được tiếng vang lớn đối với bạn bè quốc tế trong việc phòng chống dịch, điều trị cho những bệnh nhân nguy kịch. Qua đó có thể thấy, tinh thần thi đua yêu nước của đội ngũ y bác sĩ được thể hiện rất rõ và cho những kết quả đáng trân trọng.
- Ông NGUYỄN MINH TRUNG- Giám đốc Công ty cổ phần In số 7: 

            Nhân rộng điển hình, thúc đẩy sáng tạo

Hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước, Công ty cổ phần In số 7 cụ thể hóa các tiêu chí thi đua sát với hoạt động thực tế tại đơn vị, qua đó thúc đẩy hoạt động sáng kiến cải tiến của doanh nghiệp. Từ năm 2016 đến nay, có 76 cải tiến được công nhận (đang xét thực hiện 30 cải tiến), trong đó, 6 sáng kiến được thành phố công nhận. Chính hoạt động thi đua đã tăng thêm sức mạnh nội bộ, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân của người lao động tăng trưởng ổn định 5 năm qua. 
Thi đua hiệu quả là động lực, đòn bẩy đổi mới và phát triển ảnh 4
Tôi cho rằng, phong trào thi đua yêu nước thời gian qua đã tạo động lực thiết thực giúp doanh nghiệp có định hướng đúng để phát triển; mang lại lợi ích cho người lao động, đơn vị và thành phố.
- Thượng tọa THÍCH THIỆN QUÝ - Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM: 

            Đồng hành xây dựng thành phố nghĩa tình

Hòa cùng phong trào thi đua yêu nước của TPHCM, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn thực hiện tốt phương châm của Giáo hội: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” để đồng hành cùng với lãnh đạo và nhân dân thành phố góp phần xây dựng TPHCM ổn định, phát triển trên mọi lĩnh vực.
Thi đua hiệu quả là động lực, đòn bẩy đổi mới và phát triển ảnh 5
Giáo hội Phật giáo Việt Nam TPHCM luôn hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu, thực hiện tốt các chương trình do Giáo hội Trung ương giao phó, cũng như các cuộc vận động do lãnh đạo TPHCM phát động. Hàng năm, chúng tôi đều đồng hành cùng với thành phố thăm, tặng quà, động viên các chiến sĩ tại Trường Sa; thực hiện nhiều chương trình chăm lo an sinh xã hội cho người dân TPHCM và các tỉnh thành.
Chính những việc làm nhân ái này của từng cá nhân, tập thể trong giáo hội đã góp phần chia sẻ gánh nặng cùng thành phố và đóng góp vào phong trào thi đua yêu nước do
THU HƯỜNG - THÁI PHƯƠNG ghi

TPHCM - xuất phát điểm của nhiều phong trào thi đua

Thưa đồng chí, đâu là nét riêng trong phong trào thi đua yêu nước của TPHCM?

Thấm nhuần lời dạy của Bác, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân TPHCM đã hưởng ứng, phát động phong trào thi đua ở các cấp, các ngành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn trên tinh thần “cùng cả nước, vì cả nước”. 

Kết quả, nhiều phong trào thi đua do TPHCM phát động được Hội đồng Thi đua  khen thưởng Trung ương đánh giá cao, nhiều phong trào của TPHCM trở thành xuất phát điểm để nhân rộng ở nhiều địa phương trên cả nước.

Trong đó, có thể kể đến các phong trào: TPHCM chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng TPHCM đổi mới, phát triển; Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở; Thanh niên TPHCM khởi nghiệp - lập nghiệp; Thi đua giảm ô nhiễm môi trường gắn với Chỉ thị 19-CT/TU của Thành ủy về thực hiện Cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước”; Phong trào thi đua “Cải cách hành chính”... Qua đó, nhiều giải pháp, mô hình được nghiên cứu, triển khai thực hiện đem lại hiệu quả cao.

Đặc biệt, hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo ở TPHCM từng bước trở thành động lực chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển tri thức. TPHCM cũng tổ chức phát động và trao tặng “Giải thưởng sáng tạo TPHCM” năm 2019 đối với 44 công trình, sản phẩm, dịch vụ sáng tạo nổi bật.

Cùng với đó, TPHCM phát động đợt cao điểm 200 ngày thi đua chào mừng đại hội Đảng các cấp. Qua 52 ngày triển khai và thực hiện đợt thi đua đầu tiên (từ ngày 8-3 đến 30-4-2020), đã có 128/178 đơn vị tổ chức phát động thi đua tại đơn vị (đạt tỷ lệ 71,9%) và thực hiện đăng ký thi đua với hơn 1.000 công trình, dự án. Trong đó, có 154 công trình, dự án đăng ký thực hiện thi đua trong đợt 1 và 128 công trình, dự án đã hoàn thành đúng tiến độ thời gian đăng ký (đạt tỷ lệ 83,1%).

Hiện nay, TPHCM tiếp tục triển khai đề án xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, tạo tiền đề cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, thi đua thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Từ những kết quả bước đầu, TPHCM ban hành nhiều chính sách thúc đẩy hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ cho hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. TPHCM đang trở thành cái nôi của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp và cũng là nơi để lập thân, lập nghiệp của doanh nghiệp, doanh nhân mọi miền đất nước.

Tin cùng chuyên mục