Thiết bị giám sát nồng độ phóng xạ biển

Các nhà nghiên cứu thuộc 3 trường đại học ở Hồng Công, Trung Quốc đã phát triển thiết bị có tên Artificial mussels (AMs) để kiểm tra và giám sát nồng độ hợp chất phóng xạ trong nước biển.
Các nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học làm việc trong phòng thí nghiệm

Giáo sư Rudolf Wu Shiu-sun, thuộc Khoa nghiên cứu khoa học và môi trường tại Đại học Giáo dục Hồng Công, là người đã sáng chế thiết bị nói trên. Hoạt động dựa trên cơ chế giống với động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ tự nhiên, thiết bị có khả năng đáng kể trong việc hấp thu nhiều kim loại khác nhau. Nhờ vậy, AMs có thể được sử dụng để xác định nồng độ chất kim loại gây ô nhiễm môi trường biển.

Đặc biệt, AMs không cần phải thu thập hàng trăm lít nuớc biển để cô đặc và phân tích, do đó tiết kiệm được sức lao động và chi phí để thu thập và xử lý mẫu nước ở giai đoạn đầu.

Chi phí để thiết kế một thiết bị như vậy chỉ với giá 1 USD, giúp cho việc giám sát nước thải nhiễm xạ trong dài hạn và với quy mô lớn trở nên khả thi hơn. Nhóm nghiên cứu đã chọn 3 chất phóng xạ thường tồn tại trong nước và rác thải hạt nhân gồm urani, stronti và caesi là những mục tiêu nghiên cứu.

Tin cùng chuyên mục