“Thiệt đơn thiệt kép” vì bảo hộ

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết trong vòng 6 tháng gần đây, các nền kinh tế lớn nhất thế giới đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu tác động tới số lượng hàng hóa trị giá gần 500 tỷ USD.
Nhôm và thép của Trung Quốc chịu thuế cao khi xuất khẩu sang Mỹ
Nhôm và thép của Trung Quốc chịu thuế cao khi xuất khẩu sang Mỹ

Đủ loại biện pháp hạn chế nhập khẩu

WTO đã tỏ ra đặc biệt quan ngại khi mà từ giữa tháng 5 tới giữa tháng 10-2018, 40 biện pháp hạn chế nhập khẩu mới đã được các quốc gia G20 dựng lên nhằm ngăn chặn dòng chảy của hàng hóa. Đây là con số lớn nhất mà WTO ghi nhận được kể từ năm 2012, khi tổ chức này bắt đầu theo dõi diễn biến của các biện pháp hạn chế nhập khẩu trên thế giới. Như vậy, trung bình mỗi tháng, các nền kinh tế hàng đầu thế giới đã đưa ra 8 biện pháp hạn chế nhập khẩu mới, trong đó có hàng rào thuế quan, lệnh cấm nhập khẩu, thuế xuất.

Tổng giám đốc WTO Roberto Azevedo cảnh báo leo thang căng thẳng thương mại đã là một mối đe dọa hiện hữu. Nếu tình hình này còn tiếp diễn, các rủi ro kinh tế sẽ gia tăng, tác động tiềm tàng tới tăng trưởng, việc làm và giá tiêu dùng trên toàn thế giới. Báo cáo của WTO dường như nhấn mạnh tới tác động của chính sách thương mại mang tính đối đầu của chính quyền đối với thương mại thế giới, trong đó có cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, sắc thuế nhôm và thép mà Mỹ áp đối với nhiều quốc gia.

Việc xét xử của WTO có thể kéo dài nhiều năm

Trước đó, Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) đã đồng ý thành lập hội đồng xem xét quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ một số nước vào Mỹ. Hội đồng này sẽ lập các ủy ban riêng biệt xử lý các khiếu nại của Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Canada, Mexico, Na Uy, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi Mỹ cho biết không đồng ý với một ủy ban duy nhất để phán xử tất cả. DSB cũng đã đồng ý theo lời yêu cầu của Mỹ lập hội đồng xem xét “các biện pháp nhất định của Trung Quốc liên quan đến việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”. Ông Azevedo cho biết: “WTO đang làm mọi điều có thể để nỗ lực giảm leo thang tình hình, song việc tìm kiếm các giải pháp sẽ cần ý chí chính trị và cần vai trò dẫn dắt của G20”.

Theo ABC News, Trưởng đại diện của Mỹ tại WTO Dennis Shea cảnh báo về những rủi ro đặt ra cho hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO khi một thành viên bị phản đối thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích an ninh thiết yếu (ý nói đến việc Mỹ áp thuế với nhôm và thép của Trung Quốc). Đoàn đại biểu Mỹ cũng cảnh báo rằng, bất kỳ đánh giá nào về các biện pháp được thực hiện vì lý do an ninh quốc gia sẽ làm suy yếu “tính hợp pháp” và “thậm chí tính khả thi của WTO nói chung”.

Cuộc chiến thuế quan đã leo thang thành một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ với Trung Quốc và gia tăng căng thẳng thương mại giữa Washington và nhiều đồng minh truyền thống của Mỹ. Quyết định của WTO thành lập hội đồng xem xét tranh chấp thương mại sau các cuộc tham vấn không thành công cho thấy WTO đang đứng trước sức ép lớn về mục tiêu tự do thương mại toàn cầu. Tháng trước, WTO đã từ chối thành lập hội đồng khiến các bên phải yêu cầu lần thứ hai. Việc thành lập một hội đồng như vậy thường gây ra cuộc chiến pháp lý dài và tốn kém mà đôi khi phải mất nhiều năm để giải quyết. 

Theo Bloomberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 23-11 cho biết họ đã sẵn sàng cho một cuộc gặp cấp cao được mong đợi tại G20 ở Argentina vào tuần tới

Tin cùng chuyên mục