Thu hút đầu tư truyền tải điện

Theo Dự thảo Quy hoạch điện lực (Tổng sơ đồ VIII), vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030 cho ngành điện cần 133,3 tỷ USD. 

Trong đó, nguồn điện cần 96 tỷ USD và lưới điện cần 37,3 tỷ USD. Thời gian qua, ngoài đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo, tư nhân còn đầu tư vào dự án trạm biến áp, đường dây vào hệ thống truyền tải điện quốc gia. Tuy nhiên, khi chủ đầu tư ngỏ ý bàn giao lại cho Nhà nước giá 0 đồng, nhưng vướng thủ tục pháp lý, không thể chuyển giao.

Lý giải của Tổng Công ty Truyền tài điện Việt Nam (EVNNPT), theo luật hiện hành, việc nhận bàn giao tài sản với giá 0 đồng phải đánh giá lại giá trị tài sản. Việc đánh giá như thế nào thì chưa có quy định. Kể cả quy định việc doanh nghiệp Nhà nước tiếp nhận tài sản tư nhân thành tài sản công cũng chưa có. Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo nói thêm, theo quy định, đầu tư lưới điện truyền tải phục vụ truyền tải chung của hệ thống điện quốc gia do ngành điện chịu trách nhiệm thực hiện, trên danh mục các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, phù hợp Luật Điện lực và các quy định, đặc biệt là quy định về độc quyền nhà nước trong hoạt động truyền tải. Đây chính là nguyên nhân mà nhà đầu tư tư nhân chưa thể tham gia đầu tư lưới điện truyền tải mà chỉ đầu tư hạ tầng lưới điện nhằm đấu nối lên hệ thống.

Trong khi đó, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị mới đây về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nêu rõ “khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng”, “thực hiện xã hội hóa tối đa trong đầu tư và khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, dịch vụ ngành năng lượng, bao gồm cả hệ thống truyền tải điện quốc gia trên cơ sở bảo đảm quốc phòng, an ninh”.

Chủ trương của Đảng và Nhà nước đã rất rõ, vì thế, cần xem xét sửa đổi Luật Điện lực và các quy định liên quan theo hướng tạo mọi điều kiện để thực hiện xã hội hóa ngành điện. Trong đó, đặc biệt quan tâm quy định về bàn giao, phân chia lợi nhuận, chi phí và trách nhiệm quản lý, vận hành sau đầu tư. Đồng thời, cần có cơ sở pháp lý phân định rõ trách nhiệm của Nhà nước, tư nhân trong việc đầu tư lưới truyền tải điện và tháo gỡ các vướng mắc liên quan.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường

Sản phẩm sữa chua “made in VietNam” chinh phục thị trường tỷ đô của Trung Quốc

Vừa qua, trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch thành phố Hà Nội tại Trung Quốc, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu – phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc, để đưa sản phẩm sữa chua Vinamilk vào thị trường tỷ dân này. Hợp tác mở ra cơ hội lớn để các sản phẩm sữa chua “made in Vietnam” hiện diện và tạo vị thế riêng tại Trung Quốc.

Địa ốc

Thông tin kinh tế

Lần đầu tiên Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới tổ chức hội nghị tại Việt Nam

Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới tổ chức hội nghị tại Việt Nam

Sau 4 năm tạm ngưng các cuộc họp trực tiếp (face-to-face) do dịch Covid-19, giữa tháng 9 vừa qua, Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (gọi tắt là WINA) đã quyết định tổ chức hội nghị Ban an toàn thực phẩm tại khách sạn Saigon Prince, TPHCM. Đây là lần đầu tiên Hiệp hội này tổ chức hội nghị tại Việt Nam. Acecook Việt Nam là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự hội nghị này.
Căn hộ “một bước chân chạm biển” MerryHome (MerryLand Quy Nhơn) thu hút nghệ sĩ trẻ

Căn hộ “một bước chân chạm biển” MerryHome (MerryLand Quy Nhơn) thu hút nghệ sĩ trẻ

Đến tham quan căn hộ mẫu MerryHome, dòng sản phẩm mới với những tòa tháp đầu tiên thuộc phân khu Marina District (dự án MerryLand Quy Nhơn), Hoa hậu Miss World 2022 Mai Phương, Hoa hậu Liên lục địa 2022 Bảo Ngọc, Hoa hậu Việt Nam 2022 Thanh Thủy, Á hậu Miss World 2019 kiêm ca sĩ Lona… đều thích thú trước không gian sống “một bước chạm sóng, hai bước chạm biển” của căn hộ biển MerryHome.