Theo đó, sau khi Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017, có nhiều thông tin (kể cả trên các phương tiện thông tin đại chúng) phản ánh số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến so với các năm trước. Bên cạnh đó là nhiều lo ngại về chất lượng (như không có đủ sách hoặc bài báo khoa học, không có đủ thời gian giảng dạy, nghiên cứu khoa học...); một số thành viên Hội đồng có rất ít (thậm chí không có) công bố nghiên cứu khoa học quốc tế so với các ứng viên.
Không ít thông tin cho rằng đã có những dấu hiệu không bình thường khi thời gian nộp hồ sơ được kéo dài như một "đợt vét" trước khi có quy định mới về tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư và có ứng viên phải nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước...
Trước những luồng thông tin này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20-2-2018.
Như SGGP đã phản ánh, có nhiều chuyên gia uy tín cho rằng “có tiêu cực” trong việc xét duyệt giáo sư, phó giáo sư.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Tăng cường quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập
-
TPHCM: Tuyển bổ sung học sinh lớp 10 chương trình tích hợp năm học 2020-2021
-
Báo động tình trạng bạo lực giới trong trường học
-
Hợp tác toàn diện nhóm 7 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam
-
Tăng cường biện pháp quản lý nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
-
TPHCM: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khóa cho học sinh
-
Hướng mở cho giáo dục nghề nghiệp
-
Bộ GD-ĐT yêu cầu chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo
-
Sẻ chia cùng sinh viên nghèo
-
Sáng kiến bảo vệ hành tinh xanh