Phát biểu tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam sáng nay 17-4, do Bộ Công thương tổ chức ở Hà Nội, ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo Đề án chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Theo Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã bắt đầu triển khai từ năm 2003. Đây là chương trình duy nhất của Chính phủ, được triển khai với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm. Mục đích là nhằm xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hoá, dịch vụ chất lượng cao, tạo uy tín, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
“Đến nay, thông qua chương trình, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là chìa khoá giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp", ông Phú nói.

“Chương trình đã tạo sự ưa thích, tin cậy của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với hàng hoá, dịch vụ và nhà sản xuất Việt Nam”, ông Phú nói thêm.
Theo bảng xếp hạng 100 Thương hiệu Quốc gia có giá trị nhất thế giới năm 2018 được Tổ chức Brand Finance công bố, “Vietnam” được định giá 235 tỷ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Vị trí được cải thiện lên 2 bậc, lên thứ 43 trong bảng xếp hạng.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Bến Tre xây dựng khu phức hợp thu mua và chế biến bưởi da xanh
-
Prudential là đối tác phân phối bảo hiểm duy nhất của MSB trên toàn quốc
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Xuất khẩu tăng gần 20%
-
Hơn 18.000 doanh nghiệp thành lập mới
-
697 doanh nghiệp Việt đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản vào lãnh thổ Đài Loan
-
Thủ phủ mía vùng Nam Trung bộ thoái trào
-
Ngành thép dồn dập đơn hàng xuất khẩu
-
Tăng khả năng phòng vệ thương mại
-
Nghiên cứu, đề xuất chính sách, cơ chế quản lý tài sản ảo, tiền ảo
-
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan: Mỗi ngày, TPHCM thu ngân sách đạt 2.900 tỷ đồng