Clip được chia sẻ nhiều trên mạng và cũng nhận được nhiều lời bình khen ngợi cho một lứa học sinh biết lễ phép.
Tại sao, một clip về một hành động bình thường ấy lại được khen nhiều như vậy? Có những ý kiến cho rằng, chính sự thiếu vắng lễ phép của nhiều thanh, thiếu niên ngày nay đã khiến clip như một ly nước mát giữa trưa hè, dành cho những ai bức xúc về đạo đức đang xuống cấp trong giới trẻ, cũng bớt băn khoăn. Việc trẻ đi học về cứ bơ mặt đi vào trong nhà, chẳng chào hỏi khách và việc đi không thưa, về không trình đối với cha mẹ đã trở thành chuyện thường ngày ở một số gia đình. Ra đường, khi có việc gặp người lớn tuổi, thay vì phải kính già, thì bọn trẻ đối xử cộc cằn giống như người bằng vai, phải lứa. Còn chuyện hành hung, nói nặng lời với người già nơi công cộng cũng không phải hiếm. Chưa có một thống kê về mức độ lễ phép của giới trẻ ngày nay, nhưng chắc chắn người lớn phải e ngại khi thấy trên các phương tiện truyền thông, chuyện vô lễ, mất lịch sự trong giới trẻ ngày càng nhiều...
Có dịp, chờ đón người nhà ở sân bay, đứng gần một bác xe ôm. Bác tâm sự: Khách từ chối đi xe là chuyện bình thường, nhưng anh có thấy không? Khách nước ngoài dù từ chối nhưng vẫn nói lời cảm ơn, làm mình cũng mát ruột. Còn khách ta, có khi chẳng nói chẳng rằng đi luôn, hoặc phẩy tay như đuổi tà. Giáo dục nước người sao hay quá, mở miệng ra là nói cảm ơn, xin lỗi; còn nước ta, hỏng cái giáo dục lễ phép, lịch sự rồi!
Nghe bác xe ôm nói mà giật mình, nghĩ đến chuyện “Tiên học lễ, hậu học văn” của cha ông ta ngàn xưa và thực tế một bộ phận giới trẻ ngày nay đã thiếu vắng đi sự lễ phép, lịch sự. “Tiên học lễ” đó là tiêu chí cần giáo dục con trẻ từ ngày mới bập bẹ biết nói, từ lúc trẻ vào lớp mầm non, tiểu học. Chào ông, chào bà; xin lỗi anh, cảm ơn chị… phải là câu nói đầu môi của trẻ. Một người thành đạt, một thế hệ trẻ thành công, bao gồm cả đức, trí, dũng đều bắt đầu bằng chữ lễ. Không thể nào khác được!
Tại sao, một clip về một hành động bình thường ấy lại được khen nhiều như vậy? Có những ý kiến cho rằng, chính sự thiếu vắng lễ phép của nhiều thanh, thiếu niên ngày nay đã khiến clip như một ly nước mát giữa trưa hè, dành cho những ai bức xúc về đạo đức đang xuống cấp trong giới trẻ, cũng bớt băn khoăn. Việc trẻ đi học về cứ bơ mặt đi vào trong nhà, chẳng chào hỏi khách và việc đi không thưa, về không trình đối với cha mẹ đã trở thành chuyện thường ngày ở một số gia đình. Ra đường, khi có việc gặp người lớn tuổi, thay vì phải kính già, thì bọn trẻ đối xử cộc cằn giống như người bằng vai, phải lứa. Còn chuyện hành hung, nói nặng lời với người già nơi công cộng cũng không phải hiếm. Chưa có một thống kê về mức độ lễ phép của giới trẻ ngày nay, nhưng chắc chắn người lớn phải e ngại khi thấy trên các phương tiện truyền thông, chuyện vô lễ, mất lịch sự trong giới trẻ ngày càng nhiều...
Có dịp, chờ đón người nhà ở sân bay, đứng gần một bác xe ôm. Bác tâm sự: Khách từ chối đi xe là chuyện bình thường, nhưng anh có thấy không? Khách nước ngoài dù từ chối nhưng vẫn nói lời cảm ơn, làm mình cũng mát ruột. Còn khách ta, có khi chẳng nói chẳng rằng đi luôn, hoặc phẩy tay như đuổi tà. Giáo dục nước người sao hay quá, mở miệng ra là nói cảm ơn, xin lỗi; còn nước ta, hỏng cái giáo dục lễ phép, lịch sự rồi!
Nghe bác xe ôm nói mà giật mình, nghĩ đến chuyện “Tiên học lễ, hậu học văn” của cha ông ta ngàn xưa và thực tế một bộ phận giới trẻ ngày nay đã thiếu vắng đi sự lễ phép, lịch sự. “Tiên học lễ” đó là tiêu chí cần giáo dục con trẻ từ ngày mới bập bẹ biết nói, từ lúc trẻ vào lớp mầm non, tiểu học. Chào ông, chào bà; xin lỗi anh, cảm ơn chị… phải là câu nói đầu môi của trẻ. Một người thành đạt, một thế hệ trẻ thành công, bao gồm cả đức, trí, dũng đều bắt đầu bằng chữ lễ. Không thể nào khác được!