Bộ sách "Từ Dụ Thái Hậu" của tác giả Trần Thùy Mai, gồm hai quyển, lấy bối cảnh hậu cung để làm nền cho câu chuyện về cuộc đời bà Phạm Thị Hằng, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức, sau trở thành hoàng thái hậu Từ Dụ.
Thời gian tác phẩm trải dài 30 năm, qua ba triều vua Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, từ lúc Phạm Thị Hằng 13 tuổi theo cha ở phương Nam về kinh đô, chịu bao thăng trầm dâu bể rồi trở thành người đứng đầu hậu cung.
Năm giải Nhì thuộc về các tác phẩm "Mệnh đế vương", tác giả Trương Thị Thanh Hiền; "Trong vô tận", tác giả Vĩnh Quyền; "Quay đầu lại là bờ", tác giả Hữu Phương; "Thị Lộ chính danh", tác giả Võ Khắc Nghiêm; "Gió xanh", tác giả Chu Lai.
Bảy giải Ba được trao cho các tác phẩm "Và khép rồi lại mở", tác giả Vũ Từ Trang; "Vùng xoáy", tác giả Vũ Quốc Khánh; "Vỡ vụn, cuộc vuông tròn", tác giả Nguyễn Bắc Sơn; "Gió bụi đầy trời", tác giả Thiên Sơn; "Sông Luộc ở phương Nam", tác giả Khôi Vũ; "Gió Thượng Phùng", tác giả Võ Bá Cường; "Chim bằng và Nghé hoa", tác giả Bùi Việt Sỹ.
Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao 4 Tặng thưởng và 2 Tặng phẩm.
Cùng đó, Hội Nhà văn Việt Nam cũng công bố các hạng mục giải của năm 2020.
Tập thơ "Bên trời" của nhà thơ Trần Kim Hoa cùng hồi ký “Gánh gánh gồng gồng" của nhà văn Xuân Phượng được gọi tên ở Giải thưởng văn học Hội Nhà văn 2020.
Hạng mục lý luận phê bình, được trao cho tập lý luận phê bình "Văn hoá - văn học dưới góc nhìn liên không gian" của tác giả Nguyễn Văn Dân.
Tác phẩm "Lời nguyện cầu Chernobyl", tác giả Svetlana Alexievich, qua bản dịch của của Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Bích Lan, đã được trao giải ở hạng mục Văn học dịch.
Theo thông tin từ Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, BCH đã xem xét, đánh giá và thống nhất giới thiệu tập thơ "Nghe mưa" của nhà thơ Hà Phạm Phú để dự xét giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2020.
Cũng nhân dịp này, căn cứ danh sách giới thiệu từ các Hội đồng và các Ban chuyên môn, Ban chấp hành đã quyết định kết nạp 54 tác giả vào Hội Nhà văn Việt Nam .