Tội phạm lộng hành, ngăn chặn bằng cách nào?

Gần đây, đọc những thông tin về tệ nạn xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi không khỏi lo ngại và cảm thấy cuộc sống bất an khi mà trong xã hội ngày càng có nhiều vụ án như: con giết mẹ, trò đánh thầy, chồng đánh vợ, băng cướp tại TPHCM dùng nón bảo hiểm đánh người cướp xe…

Trước thực trạng gây nhức nhối xã hội nêu trên, đặc biệt là các vụ án “giết người” gia tăng đến mức báo động, nhiều người trong xã hội tự hỏi: Vì sao tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng? Đâu rồi vai trò của gia đình và chính quyền địa phương?

Để lý giải việc này, theo tôi, nguyên nhân trước hết là do vai trò giáo dục của từng gia đình đối với con em mình còn chưa chặt chẽ, thiếu trách nhiệm. Có không ít bậc cha mẹ mải lo làm giàu hoặc lo mưu sinh kiếm sống nên bỏ bê việc quản lý, giáo dục con em mình. Vì thế những tên tội phạm sa lưới pháp luật, có người tuổi đời còn rất trẻ mà đã có khá nhiều tiền án, tiền sự.

Cũng chỉ vì thiếu sự quản lý giáo dục của gia đình mà nhiều thanh thiếu niên đã tham gia vào các băng nhóm trộm cướp, đường dây buôn bán phụ nữ trẻ em và các tệ nạn ma túy, mại dâm…

Đáng nói, không ít “cậu ấm, cô chiêu” sống trong những gia đình khá giả, được nuông chiều quá mức, bị ảnh hưởng của lối sống thực dụng, văn hóa độc hại từ bên ngoài tràn vào nên đã sớm tập tành lối sống ăn chơi đua đòi và trở thành những “khách mối” của các nhà hàng, khách sạn, vũ trường, sòng bạc…

Ngoài ra, còn có nguyên nhân do nhà nước thực hiện chính sách nhân đạo qua việc cho hàng ngàn người nghiện ma túy từ các trường trại trở về địa phương hồi gia và hàng ngàn tù nhân được đặc xá trong dịp tết vừa qua.

Khi “thả cọp về rừng” mà thiếu sự quản lý, nhắc nhở của gia đình và chính quyền sở tại nên không ít người đã tái nghiện và lại “ngựa quen đường cũ…”, tiếp tục sa vào tệ nạn trộm cắp, cờ bạc, ma túy, mại dâm, giết người cướp của… Đáng nói, trong khi tệ nạn xã hội gia tăng thì chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể chính trị lại phản ứng chậm, tỏ ra yếu kém, thậm chí có nơi thể hiện sự bất lực, khiến tội phạm có đất lộng hành.

Về hình thức thì ở đâu cũng có cả một bộ máy tổ chức theo kiểu “chân rết” như: công an, dân phòng, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…, nhưng hễ chỗ nào xảy ra tệ nạn xã hội thì “quả bóng trách nhiệm” liền bị đá lung tung, cuối cùng nguyên nhân “quen thuộc” vẫn là do… “ý thức người dân”!?

Để ngăn chặn tệ nạn xã hội đã và đang gia tăng, theo tôi, đã đến lúc gia đình - nhà trường - xã hội cần tích cực phát huy vai trò của mình, bởi công tác đẩy lùi tệ nạn xã hội là “trách nhiệm không của riêng ai”.

Một khi có sự giáo dục thường xuyên và chặt chẽ, lớp trẻ sẽ tránh được những cạm bẫy, hướng các em vào việc thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, góp phần xây dựng một xã hội có nền tảng đạo đức.

Bên cạnh đó, trách nhiệm trấn áp tội phạm, phát hiện, ngăn chặn nguy cơ phạm tội ở từng địa bàn cần phải tăng cường hơn nữa. Có như thế người dân mới cảm thấy bớt âu lo trước bóng đen tội phạm rình rập, tấn công…

MINH QUÂN (TPHCM)

Đọc nhiều nhất

Cán bộ hưu trí phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM nhận lương hưu

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Những thay đổi đáng chú ý

Bộ LĐTB-XH đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) một cách căn bản và toàn diện. Trong các số báo trước, Báo SGGP đã giới thiệu với bạn đọc một số nội dung mới của dự thảo. Sau đây là những thay đổi đáng chú ý tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Từ thư bạn đọc

UBND quận Bình Thạnh (TPHCM) đã xử lý đơn của bà Trần Thị Nghiêm

Báo SGGP nhận được đơn của bà Trần Thị Nghiêm (lầu 3, số 63B Calmette, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM) có nội dung phản ánh và đề nghị Công ty TNHH Xây dựng Kinh doanh nhà Nhật Thành phải hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đối với các nền đất tái định cư (nền F8, C33, C34, C35, C36) thuộc dự án 13ha tại phường 13, quận Bình Thạnh cho bà.

Ý kiến

Việc làm thiếu ý thức

Những ngày gần đây, trên các diễn đàn và trang mạng xã hội lại tiếp tục đưa ra nhiều ý kiến về việc có nên bỏ tục lì xì ngày Tết hay không, khi mà càng ngày phong tục này càng bị biến tướng, bị thương mại hóa, mất đi ý nghĩa vốn có của nó.