Tổng số sinh vật biển đã giảm gần 50%

Nghiên cứu do Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) vừa công bố cho thấy, nền kinh tế biển trở thành nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới, nếu xếp hạng dựa trên GDP quốc gia.

Hiện giá trị kinh tế hàng năm do các ngành công nghiệp dựa vào đại dương đạt được là 2,5 ngàn tỷ USD. Hơn nữa, báo cáo này định giá tổng tài sản của đại dương lên đến hơn 24 ngàn tỷ USD.

Theo các chuyên gia môi trường, ước tính nếu đầu tư 1 USD vào đại dương có thể mang lại ít nhất 5 USD lợi nhuận trong 30 năm tới. Điều này thực sự có ý nghĩa rất lớn đối với nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển, các ngành công nghiệp dựa trên biển. Thực tế cho thấy, đại dương là hệ sinh thái lớn nhất trên trái đất, chiếm hơn 70% bề mặt của nó và là môi trường sống của 80% các dạng động, thực vật, cung cấp đến 50% lượng oxy mà chúng ta hít thở.

Tuy nhiên, do hoạt động của con người, hệ sinh thái trong đại dương đang gặp thiệt hại nghiêm trọng, dẫn đến khoảng 25% tổng số sinh vật biển bị đe dọa. Tổng số sinh vật biển đã giảm gần 50%, 50% san hô trên thế giới đã biến mất và nếu nhiệt độ tăng thêm 2°C, gần 100% rạn san hô sẽ biến mất.

Tin cùng chuyên mục