Ô nhiễm môi trường đã và đang đe dọa đến đa dạng sinh học, làm biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác đến môi trường sống và con người - đối tượng phải gánh chịu trực tiếp. Ngay từ lúc này, việc nâng cao việc giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh và sinh viên được xem là giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu trong tương lai.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, TPHCM là 1 trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Theo đó, vào cuối thế kỷ 21, có đến 20% diện tích của TPHCM sẽ bị ngập gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và kinh tế. Trong thực tế, biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống, kinh tế của toàn nhân loại. Lũ lụt, hạn hán ngày càng phức tạp, số ngày nắng nóng có thể kéo dài hơn so với trước đây. Thiên tai đã và đang gây ảnh hưởng nhiều đến kinh tế và tính mạng con người. Những trận lũ lịch sử gần đây tại các tỉnh miền núi Tây Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, đặc biệt tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của đồng bào nơi đây. Gần đây nhất là đợt lũ vào ngày 11-10 ở một số tỉnh miền Trung gây thiệt hại nghiêm trọng. Nhận thức được điều này, các cơ quan chức cho rằng, việc đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về biến đối khí hậu cho cộng đồng, đặc biệt là các bạn sinh viên, học sinh rất quan trọng. Để từ đó có những hành động thiết thực, góp phần chung tay bảo vệ môi trường hữu hiệu trong bối cảnh hiện nay. Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, cho rằng trong 7 năm qua, nhiệt độ tăng khoảng 0,5oC; 50 năm qua, mực nước biển dâng khoảng 20cm chính là những biểu hiện rõ nét nhất của biến đổi khí hậu. Sinh viên là tầng lớp tri thức có thể làm tốt công tác truyền thông về biến đổi khí hậu, cung cấp cho cộng đồng những kiến thức cơ bản để tự ứng phó với biến đổi khí hậu trong thực tiễn.
Có thể thấy rằng, để thế hệ công dân tương lai của đất nước có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, bắt buộc chúng ta phải giáo dục thật tốt thế hệ trẻ ngay từ lúc các em chập chững vào đời. Muốn có một thế hệ công dân như vậy, chúng ta phải tăng cường các biện pháp nâng cao ý thức cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa hay bài giảng trên giảng đường. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường.
Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống, TPHCM là 1 trong 10 thành phố trên thế giới bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu. Theo đó, vào cuối thế kỷ 21, có đến 20% diện tích của TPHCM sẽ bị ngập gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân và kinh tế. Trong thực tế, biến đổi khí hậu đã và đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống, kinh tế của toàn nhân loại. Lũ lụt, hạn hán ngày càng phức tạp, số ngày nắng nóng có thể kéo dài hơn so với trước đây. Thiên tai đã và đang gây ảnh hưởng nhiều đến kinh tế và tính mạng con người. Những trận lũ lịch sử gần đây tại các tỉnh miền núi Tây Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, đặc biệt tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của đồng bào nơi đây. Gần đây nhất là đợt lũ vào ngày 11-10 ở một số tỉnh miền Trung gây thiệt hại nghiêm trọng. Nhận thức được điều này, các cơ quan chức cho rằng, việc đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về biến đối khí hậu cho cộng đồng, đặc biệt là các bạn sinh viên, học sinh rất quan trọng. Để từ đó có những hành động thiết thực, góp phần chung tay bảo vệ môi trường hữu hiệu trong bối cảnh hiện nay. Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, cho rằng trong 7 năm qua, nhiệt độ tăng khoảng 0,5oC; 50 năm qua, mực nước biển dâng khoảng 20cm chính là những biểu hiện rõ nét nhất của biến đổi khí hậu. Sinh viên là tầng lớp tri thức có thể làm tốt công tác truyền thông về biến đổi khí hậu, cung cấp cho cộng đồng những kiến thức cơ bản để tự ứng phó với biến đổi khí hậu trong thực tiễn.
Có thể thấy rằng, để thế hệ công dân tương lai của đất nước có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường, bắt buộc chúng ta phải giáo dục thật tốt thế hệ trẻ ngay từ lúc các em chập chững vào đời. Muốn có một thế hệ công dân như vậy, chúng ta phải tăng cường các biện pháp nâng cao ý thức cho các em thông qua các hoạt động ngoại khóa hay bài giảng trên giảng đường. Chỉ có nhận thức đúng, suy nghĩ đúng mới hành động đúng và mỗi một hành động nhỏ sẽ góp một phần lớn vào việc hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm hơn với môi trường.