Trách nhiệm từ phía lãnh đạo

Sau hàng loạt động thái nhằm chấn chỉnh hoạt động ngân hàng - thủ phạm bị cáo buộc là nguyên nhân của suy thoái kinh tế hiện nay, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne vừa công bố một quy định mới. Theo đó, lãnh đạo các ngân hàng sẽ bị phạt tù nếu các quyết định của họ dẫn đến việc ngân hàng sụp đổ và có thể dẫn đến hậu quả là một cuộc khủng hoảng tài chính.

Sau hàng loạt động thái nhằm chấn chỉnh hoạt động ngân hàng - thủ phạm bị cáo buộc là nguyên nhân của suy thoái kinh tế hiện nay, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne vừa công bố một quy định mới. Theo đó, lãnh đạo các ngân hàng sẽ bị phạt tù nếu các quyết định của họ dẫn đến việc ngân hàng sụp đổ và có thể dẫn đến hậu quả là một cuộc khủng hoảng tài chính.

Quy định được công bố ngày 19-6 tại cuộc họp của Ủy ban Quốc hội về tiêu chuẩn ngân hàng. Theo báo Independent, quy định mới nhằm tăng cường sự giám sát việc tạo ra một hành vi phạm tội mới - “hành vi thiếu thận trọng trong quản lý ngân hàng” và buộc các giám đốc điều hành phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đây là bước đi tiếp theo nhằm cải cách hệ thống ngân hàng sau vụ gian lận lãi suất liên ngân hàng qua công cụ lãi suất Libor của Anh nhiều năm qua vừa bị phanh phui cách đây vài ngày làm rúng động thị trường tài chính Anh và nhiều nước khác, trong đó có Mỹ, Nhật Bản... Nhiều ngân  hàng Anh và trên thế giới liên kết nhau để thao túng lãi suất liên ngân hàng Libor (vốn được cả thế giới tham khảo để ấn định lãi suất) và đưa ra các lãi suất thấp hơn thực tế trên thị trường giao dịch ngoại tệ. Việc đó khiến ngân hàng có lợi, còn người đi vay gánh thiệt hại. Theo ông George Osborne, sức khỏe và uy tín của hệ thống ngân hàng Anh đang bị đe dọa. Nhiều nhân viên cơ sở đã làm sai nhưng đều được các thế lực cao niên che chở. Hai ngân hàng dính líu đến vụ bê bối trên là Lloyds Banking Group và Royal Bank của Scotland đang bị rao bán.

Không chỉ tại nước Anh, hệ thống ngân hàng châu Âu từ nhiều năm nay bị đổ lỗi làm trầm trọng thêm tình hình khủng hoảng tài chính. Câu chuyện về tiền thưởng của giới ngân hàng luôn là chủ đề gây tranh cãi tại nhiều nước phương Tây. Trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp ngày một tăng cao, việc khối ngân hàng liên tục nhận được những khoản tiền thưởng khổng lồ là điều khó có thể chấp nhận đối với nhiều người. Trước thực tế này, hồi tháng 3-2013, giới chức châu Âu đã nhất trí siết chặt các quy định về tiền thưởng trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là với các nhân vật chóp bu. Lúc đó, động thái này được coi là mạnh tay nhất từ trước tới nay nhằm xoa dịu bức xúc của dư luận và kiểm soát chặt chẽ hơn ngành ngân hàng.

Động thái này cũng giúp lần đầu tiên trong lịch sử, Anh siết chặt các tiêu chuẩn ngân hàng để góp phần ngăn chặn nguy cơ tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các lãnh đạo ngân hàng có thể bị truy tố hình sự vì các quyết định thiếu trách nhiệm. Sau sự kiện Ngân hàng Barclays, ngân hàng lớn thứ hai nước Anh, dính líu vào vụ thao túng lãi suất liên ngân hàng London và liên ngân hàng châu Âu vào tháng 7-2012  thì vụ bê bối lãi suất Libor mới đây tiếp tục lộ ra những khoảng tối tại nơi vốn được xem là kinh đô tài chính của thế giới. Các lãnh đạo ngân hàng đều cho rằng một số nhân viên giao dịch đã cố ý làm sai lệch tỷ lệ lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Sự ngụy biện này đã phạm phải điều tối kỵ về đạo đức trong kinh doanh ngân hàng và khi các lãnh đạo ngân hàng không có văn hóa chịu trách nhiệm thì đã đến lúc luật pháp phải ra tay.

HẠNH CHI

Tin cùng chuyên mục