Triển lãm nghệ thuật Australia

Từ ngày 24-5 đến 13-6, tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97A Phó Đức Chính, quận 1) diễn ra triển lãm nghệ thuật chủ đề Thẻ thông điệp - Bản sắc người bản địa ở đô thị Australia do Tổng Lãnh sự quán Australia phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM tổ chức. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình chào mừng kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia.
Triển lãm nghệ thuật Australia

Từ ngày 24-5 đến 13-6, tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97A Phó Đức Chính, quận 1) diễn ra triển lãm nghệ thuật chủ đề Thẻ thông điệp - Bản sắc người bản địa ở đô thị Australia do Tổng Lãnh sự quán Australia phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM tổ chức. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình chào mừng kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Australia.

Chủ tịch Hạ viện Australia Anna Burke (ảnh, thứ hai từ trái sang) trao đổi với các đại biểu, nghệ sĩ dự triển lãm.

Chủ tịch Hạ viện Australia Anna Burke (ảnh, thứ hai từ trái sang) trao đổi với các đại biểu, nghệ sĩ dự triển lãm.

Triển lãm giới thiệu 21 tác phẩm trong bộ sưu tập Artbank của Chính phủ Australia - đã được giới thiệu ở nhiều quốc gia trên thế giới và đang thực hiện một tour trưng bày ở khu vực châu Á. Nội dung của triển lãm nhấn mạnh sức sống, năng lượng, sự đổi mới của các cộng đồng và nghệ sĩ bản địa. Là một xã hội đa văn hóa, Australia trân trọng các nền văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống và những đóng góp của mọi người dân đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau, trong đó có cả người bản địa.

Những tác phẩm nghệ thuật này giới thiệu những góc nhìn chính trị, xã hội độc đáo của lịch sử và văn hóa Australia do những nghệ sĩ người bản địa đang sống rải rác tại khắp các đô thị Australia thực hiện. Khi những đô thị hiện đại được hình thành, cộng đồng người bản địa đã được thành lập ở những đô thị này ngay sau hạm đội đầu tiên đổ bộ vào năm 1788. Quá trình thuộc địa hóa đã buộc những cộng đồng này rời khỏi vùng đất quê hương của họ. Hệ quả là nhiều người bản địa đã mất mối liên hệ trực tiếp với văn hóa, đất đai và ngôn ngữ truyền thống của mình… Vào năm 2008, Nghị viện Australia đã chính thức xin lỗi các thế hệ bị đánh cắp, những người bản địa Australia và người bản địa tại các đảo thuộc eo biển Torres.

Tác phẩm “Thiếu nữ Puella” của nghệ sĩ người Australia - Darren Siwes.

Tác phẩm “Thiếu nữ Puella” của nghệ sĩ người Australia - Darren Siwes.

Tác phẩm nghệ thuật do những nghệ sĩ người bản địa Australia sáng tác lần đầu tiên được biết đến vào những thập niên 1970 - 1980. Trong thời kỳ đầy biến động này, các tác phẩm nghệ thuật của họ phản ánh về sự phân biệt chủng tộc và sự tước đoạt.

MINH AN

Tin cùng chuyên mục