
“Từ đầu năm cô chủ nhiệm nói chúng em không được mang chai nhựa đến trường vì như thế là ô nhiễm môi trường, do nhựa rất độc hại và lâu phân hủy. Bây giờ thì tất cả bạn trong lớp ai cũng làm theo lời cô”, Huy Thông nói.
Em Lê Huy Thông chỉ là 1 trong số 860 học sinh của Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm nói không với rác thải nhựa. Đến nay, hầu hết học sinh trường đều ý thức được tác hại của rác thải nhựa nên trong sinh hoạt, học tập hằng ngày các em đã biết từ chối những vật dụng bằng nhựa.
Đặc biệt, trường đã vận động học sinh sử dụng bao vở bằng giấy ngay từ đầu năm học mới, và đây cũng là một tiêu chí ưu tiên trong quá trình chấm vở sạch chữ đẹp của thầy cô. Kết quả, rác thải nhựa trong trường đã giảm khoảng 90% so với trước đây. Với những thành công này, sắp tới trường sẽ tiếp tục vận động học sinh mang pin đã qua sử dụng đến trường đổi ấy bình thủy tinh đựng nước nhằm tạo thói quen cho các em không vứt pin bừa bãi ra môi trường.

Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Cần chấm dứt phát hành “nhập nhèm” sách giáo khoa và sách tham khảo
-
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: Sẵn sàng trước giờ G
-
Đồng Tháp: 9 học sinh bị “giam” giấy báo dự thi do nợ học phí học thêm
-
Hỗ trợ nước bạn Lào phát triển nguồn nhân lực
-
TPHCM: Danh sách 158 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022
-
Công tác y tế phải đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
-
TPHCM: Triển khai kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2022
-
Bộ GD-ĐT kiến nghị miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS ngay từ năm học 2022 – 2023
-
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 - Những mốc thời gian quan trọng
-
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022: Thí sinh F0 được đặc cách xét tốt nghiệp, nhưng vẫn được thi nếu có nguyện vọng