Tuân thủ các cam kết về môi trường

Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế để thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn; đặc biệt là ngăn chặn các hành vi buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, xâm hại đa dạng sinh học; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các dạng ô nhiễm môi trường - đó là khuyến nghị của Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, bà Susan Sutton tại cuộc hội thảo thực thi cam kết về môi trường trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 8-4.
Tuân thủ các cam kết về môi trường

(SGGPO).- Việt Nam cần tăng cường hợp tác quốc tế để thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn; đặc biệt là ngăn chặn các hành vi buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã, xâm hại đa dạng sinh học; đồng thời kiểm soát chặt chẽ các dạng ô nhiễm môi trường - đó là khuyến nghị của Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, bà Susan Sutton tại cuộc hội thảo thực thi cam kết về môi trường trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) được tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 8-4.

Các đối tượng xẻ thịt Sơn Dương quý hiếm bị bắt quả tang. Ảnh Minh Phong 

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà công nhận, việc tham gia TPP tạo thêm “sức ép” tích cực, thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện khung khổ pháp luật và thực thi pháp luật về môi trường. “Những nỗ lực này chỉ có thể thành công với sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân”, ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Bà Barbara Weisel, Trưởng đoàn đàm phán TPP của Hoa Kỳ cho biết, TPP đã dành riêng một chương (chương 20) để quy định về hệ thống thể chế, quá trình thực hiện và giải quyết tranh chấp về môi trường. Đối chiếu với thực tế trong nước, TS Heidi Stockhaus (chuyên gia quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, những nhiệm vụ trước mắt đặt ra cho Việt Nam là lựa chọn đại diện cho Ủy ban Môi trường (phục vụ việc thực hiện TPP), xác định đầu mối hợp tác và thực hiện, xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác, chỉ định đơn vị chịu trách nhiệm và xây dựng các quy tắc cho quy trình đệ trình công cộng; đảm bảo tuân thủ các cam kết về môi trường... Đặc biệt, ủy ban này còn có trách nhiệm tổng hợp danh sách các hội thẩm viên để giải quyết các tranh chấp phát sinh (bao gồm cả tranh chấp giữa các quốc gia thành viên; tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia thành viên).

Cũng tại hội thảo, ông Phan Tuấn Hùng (Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường) đã phân tích cụ thể các cam kết cụ thể về môi trường của TPP, yêu cầu về thủ tục; thực thi luật pháp; mối liên hệ với thương mại và đầu tư; các bước thực hiện... Trong số các cam kết này, đáng lưu ý là yêu cầu xử lý một số bất cập, hạn chế trong quá trình sửa đổi Luật Đa dạng sinh học và Luật Bảo vệ rừng sắp tới.

ANH PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục