Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên lại thêm 2 gối cao su lệch vị trí

Ngày 2-4, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, trong quá trình kiểm tra, Ban Quản lý cùng nhà thầu phát hiện thêm 4 gối cao su trên gói thầu CP2 của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) xê dịch khỏi vị trí đá kê gối.
Tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên lại thêm 2 gối cao su lệch vị trí ảnh 1 Tuyến metro số 1  Bến Thành- Suối Tiên liên tục bị sự cố. Ảnh: QUỐC HÙNG
Cụ thể, 4 gối mới gồm 2 gối cao su bản thép (nhà sản xuất Mageba) sử dụng cho dầm cầu cạn tại ví trí trụ P9-05 thuộc đoạn dầm cầu cạn VD9 và 2 gối (nhà sản xuất Kawakin) tại trụ P11-06 thuộc đoạn cầu cạn VD11. Các gối dịch chuyển khỏi đá kê gối 7mm và 11mm không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, có 6 gối cao su trên gói thầu CP2 bị xê dịch khỏi vị trí.
Theo MAUR, gói thầu CP2 (đoạn trên cao và các depot) do Sumitomo - Cienco 6 làm tổng thầu. Liên danh nhà thầu phụ FVR, đơn vị thiết kế Systra (Pháp).
Gói thầu có khoảng 1.184 gối cao su, nhà sản xuất gối cầu được phê duyệt là Tập đoàn Megaba (Hàn Quốc) và Kawakin (Nhật Bản). Công ty cung cấp gối cầu là Công ty TNHH Tân Cơ (Việt Nam).
Sự cố tại công trình đang thi công theo hợp đồng và chưa bàn giao cho chủ đầu tư. Do đó, Sumitomo - Cienco 6 với vai trò tổng thầu EPC chịu trách nhiệm đối với chất lượng công trình.
Thời gian qua, MAUR và Liên danh tư vấn NJPT đã nhiều lần cảnh báo tổng thầu Sumitomo - Cienco 6 liên tục chậm trễ trong quá trình phối hợp điều tra nguyên nhân. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án. Riêng vụ 2 gối cầu bị xê dịch, rớt hồi cuối năm 2020, tổng thầu vẫn chưa có báo cáo kết luận nguyên nhân cuối cùng.

Tin cùng chuyên mục

Bút Sài Gòn

Không nói nhiều

- Cục CSGT vừa thực hiện tổng kiểm soát xe khách, xe container và các vi phạm giao thông ở 5 tỉnh. Có 199 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý. Đáng chú ý, trong đó có những công chức giữ cương vị cao tại cơ quan Nhà nước ở các địa phương.

Sự kiện & Bình luận

Trái bòn bon và trách nhiệm “gác cửa”

Iceland vừa gửi cảnh báo lên hệ thống thông báo của Liên minh châu Âu (EU) về một sản phẩm nhập từ Việt Nam vi phạm quy định an toàn thực phẩm. Đó là một lô hàng bòn bon được xuất khẩu từ một doanh nghiệp ở quận Tân Bình (TPHCM), có mức dư lượng chất carbaryl lên tới 15,4±50% mg/kg (EU chấp nhận chỉ 0,01mg/kg).