Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan tương đương cấp sở

Chiều 9-12, ngay sau khi khai mạc phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra và dự thảo Nghị quyết về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo dự thảo nghị quyết, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập trên cơ sở tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

(SGGP).- Chiều 9-12, ngay sau khi khai mạc phiên họp thứ 43, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Tờ trình, báo cáo thẩm tra và dự thảo Nghị quyết về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Theo dự thảo nghị quyết, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập trên cơ sở tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Văn phòng Đoàn ĐBQH là cơ quan tương đương cấp sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác tham mưu, tổng hợp; công tác hành chính, tổ chức, quản trị (được quy định cụ thể tại dự thảo nghị quyết). Văn phòng Đoàn ĐBQH chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội trong hoạt động; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh trong quản lý, tổ chức bộ máy, cán bộ và chịu sự hướng dẫn của Văn phòng Quốc hội, Ban Công tác đại biểu về chuyên môn, nghiệp vụ.

Thảo luận về vấn đề này, đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành quy định như dự thảo nghị quyết. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, Văn phòng đoàn ĐBQH “nên là cánh tay kéo dài của Văn phòng Quốc hội”. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, trên tinh thần tổ chức văn phòng thật gọn nhẹ, số lượng biên chế của Văn phòng Đoàn ĐBQH các địa phương chỉ nên quy định 6 - 10 người là phù hợp. Số người trong Văn phòng Đoàn ĐBQH không thể nhiều hơn số ĐBQH tại địa phương đó. Nghị quyết sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2016; thay thế Nghị quyết số 545/2007/UBTVQH12 ngày 11-12-2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về cấp bậc hàm cao cấp là cấp tướng đối với chức vụ sĩ quan ở đơn vị thành lập mới thuộc Bộ Công an.


ANH THƯ

Tin cùng chuyên mục