Bằng cách phân tích gần 1.000 bộ dữ liệu ADN của các vi sinh vật từ 15 môi trường sống khác nhau, từ hồ nước đến bên trong dạ dày bò, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, vi sinh vật mang các gene kiểm soát quá trình tạo khí methane được gọi là gene trao đổi chất phụ trợ (AMG).
Tùy thuộc vào nơi chúng cư trú, số lượng gene này có thể khác nhau, tác động tiềm tàng của vi sinh vật đối với môi trường cũng khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy, số lượng AMG chuyển hóa methane cao hơn nhiều khả năng được tìm thấy bên trong các môi trường liên quan đến vật chủ, chẳng hạn dạ dày bò (bò và các vật nuôi khác tạo ra khoảng 40% lượng khí thải methane). Trong khi đó, gene này ít được tìm thấy trong các vi sinh vật ở môi trường sống, ví dụ như trong trầm tích hồ.
Nhóm nghiên cứu hy vọng kết quả mới này sẽ nâng cao nhận thức toàn diện hơn về các yếu tố gây ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cần có thêm các thí nghiệm để tìm cách giảm thiểu phát thải khí methane do vi sinh vật gây ra.