Ông Mikhail Volkov, chuyên gia bảo mật của Kaspersky, cho biết như thế tại sự kiện về bảo mật của hãng này vào sáng 11-12.
Theo ông Mikhail Volkov, hiện có rất nhiều nhiều cách khác nhau để virus lây lan, trong đó chủ yếu là thông qua web, mạng xã hội, email (online)… và usb (offline).

Thống kê của Kaspersky Lab cho thấy, hiện có đến 27-39% vius lây lan sang đường online, và 52-65% lây nhiễm sang đường offline. Các nước đang phát triển tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương là những nước có tỷ lệ lây nhiễm sang đường online cao nhất. Việt Nam cũng nằm trong số đó.
Cũng theo thống kê này, từ năm 1994 đến nay, tốc độ phát triển các loại virus tăng chóng mặt. Nếu như vào năm1994, mỗi giờ phát hiện 1 virus, thì đến năm 2006, mỗi phút phát hiện 1 con virus. Và năm 2014, có khoảng 350.000 con virus mới được phát hiện mỗi ngày. Trong số này, khoảng 70% loại virus đã biết, 29% chưa được biết và hiện chưa tìm được cách xử lý, nhưng nó vẫn đang tồn tại trong bộ nhớ máy tính người dùng; 1% còn lại là virus thuộc loại cực kỳ nguy hiểm (khoảng 3.500 con virus), đây là con số khổng lồ.
Ông Jimmy Fong, Giám đốc bán hàng của Kaspersky, khu vực Đông Nam Á cho biết, ghi nhận tại Việt Nam và các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh trong những năm gần đây, cho thấy một doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra 50 USD đầu từ phần cứng và phần mềm, nhưng chỉ bỏ ra 5% cho hệ thống bảo mật. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngại đầu tư chi phí lớn cho bảo mật cũng giống như bài toán “quả trứng và con gà”, việc không coi trọng bảo mật dễ khiến doanh nghiệp gặp rủi ro trong kinh doanh hoặc thanh toán online.
Hiện nay, xu hướng phát triển virus trên thế giới đang thay đổi. Nếu trước đây, hacker tấn công doanh nghiệp nhằm đánh cắp dữ liệu, hoặc phá hoại thiết bị. thì nay, hacker chuyển sang chiếm đoạt và tống tiền dữ liệu. Doanh thu của loại tội phạm này hiện vượt cả doanh thu của tất cả các doanh nghiệp bảo mật trên thế giới cộng lại. Đặc biệt, với xu hướng người dùng ưu tiên kết nối internet bằng các thiết bị di động như smartphone, tablet… đây là cơ hội cho tội phạm mạng khai thác và tống tiền nếu người dùng không áp dụng các biện pháp bảo mật đủ mạnh.
“Thời điểm này, các cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam cần dành quan tâm nhiều hơn cho vấn đề bảo mật. Chỉ khi nào coi bảo mật là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thì Việt Nam mới bước ra khỏi vùng nguy hiểm về lây nhiễm virus online”, ông Jimmy Fong khuyến nghị thêm.
| |
Tường Hân
Các tin, bài viết khác
-
OPPO ủy quyền công nghệ sạc siêu nhanh VOOC cho các đối tác toàn cầu FAW-Volkswagen, Anker và NXP Semiconductors
-
OPPO giới thiệu những thành tựu mới nhất về công nghệ sạc nhanh
-
Ba nhận định về thị trường Thương mại điện tử Việt Nam của Shopee trong năm 2021
-
OPPO giới thiệu đột phá mới về công nghệ và các hợp tác mới trong sự kiện MWC 2021
-
Thú vị với Cuộc thi thiết kế khẩu trang Kingston
-
Thế hệ nào “phản ứng” đến tin giả trên mạng xã hội nhiều nhất?
-
Realme hướng đến flagship smartphone 5G
-
Cách bảo toàn tài chính trước các cuộc tấn công Smishing
-
Tết phong cách cùng Logitech
-
Doanh nghiệp đối mặt nhiều nguy cơ an toàn thông tin trong năm 2021