Đáng lưu ý, vốn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần tiếp tục giảm mạnh, đạt trên 1 tỷ USD, giảm 57,8% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng lên so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, tăng từ 6,9 triệu USD/dự án mới trong 4 tháng năm 2020 tăng lên 18,7 triệu USD/dự án mới trong 4 tháng năm 2021 và từ 9,2 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn lên trên 10,4 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn.
Tín hiệu tích cực khác là vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ, do hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp đã tiếp tục phục hồi sau đại dịch.
Trong 4 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 42,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo, là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn đầu tư gần 5,1 tỷ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau đó, lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ, với tổng vốn đăng ký đạt 778 triệu USD và 464 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.
Theo đối tác đầu tư, đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ USD, chiếm gần 39,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư.
Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu là đầu tư mới. Đứng ở vị trí thứ ba là Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,5 tỷ USD, chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ…
Các tin, bài viết khác
-
Kỳ vọng vào Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL
-
Đồng Tháp: Khai mạc triển lãm sản phẩm OCOP, văn hóa - du lịch
-
Sáu lưu ý hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%-8,5%
-
Giới thiệu ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
-
TPHCM "bắt tay" với Hoa Kỳ giảm ùn tắc cho cảng Cát Lái
-
Đất đai là “điểm nghẽn” trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
-
TPHCM: Mỗi hecta đất công nghiệp, thương mại, dịch vụ đô thị tạo ra giá trị trung bình 55 tỷ đồng/năm
-
Sẽ bố trí cán bộ chủ chốt đáp ứng yêu cầu chuyên môn lĩnh vực chứng khoán
-
TPHCM cần hơn 72.500 tỷ đồng phát triển nhà ở
-
Bạc Liêu: Phấn đấu đến năm 2025 xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD