
Cũng theo ông Khường, thời gian qua, các đơn vị thi công đang chặn dòng để thi công 2 cống Trà Sư và Tha La. Vì vậy năm nay, chỉ xả lũ duy nhất đập Trà Sư.

Theo ông Nguyễn Đức Duy, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình NN-PTNT tỉnh An Giang, hai đập Trà Sư và Tha La được xây dựng, đưa vào vận hành năm 2000, nhằm điều tiết lũ từ thượng nguồn Campuchia ra biển Tây; ngăn lũ đổ về phía Nam Quốc lộ 91, đồng thời bảo vệ sản xuất lúa hè thu và bảo vệ an toàn sản xuất vụ thu đông cho vùng Tứ giác Long Xuyên.
Do hai đập Trà Sư và Tha La vận hành gần 20 năm nên bị xuống cấp, ngoài ra công nghệ đập hơi này hiện đã không còn; do đó ngành nông nghiệp đang tiến hành thi công xây dựng bằng cống bê tông thay thế hai đập cao su Trà Sư và Tha La. Mục đích phục vụ tốt nhiệm vụ kiểm soát lũ cho khu vực đầu nguồn sông Cửu Long và vùng Tứ giác Long Xuyên. Tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào năm 2020.

Khi hai cống bê tông Trà Sư và Tha La hoàn thành sẽ giúp quá trình vận hành xả lũ vùng Tứ giác Long Xuyên được chủ động, linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, hệ thống cống bê tông mới sẽ giúp giao thông thủy lợi được thuận lợi hơn trước đây.
Các tin, bài viết khác
-
“Trám” khoảng trống trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên biển Việt Nam
-
Bộ GT-VT đề nghị quan tâm khắc phục sự cố đường 250 tỷ chưa bàn giao đã nát
-
Gió lạnh miền Bắc tràn vào miền Nam, nhiệt độ ban đêm tại TPHCM chỉ còn 20 độ C
-
Giám sát công trình xây dựng từ khởi công đến đưa vào sử dụng
-
Rừng thông bên quốc lộ bị bức tử
-
Huyện Bình Chánh giảm 45% vụ vi phạm xây dựng
-
Trường mới xây đã nứt toác
-
Hiểm họa cháy nổ từ cơ sở hóa chất
-
Lên mạng xã hội đòi nợ
-
Giám đốc Công an Đồng Nai yêu cầu dẹp ngay vấn nạn “bảo kê” xe