Xu hướng chia sẻ hóa đơn ở châu Âu

Theo một cuộc thăm dò do Viện New Social Answers của Đức tiến hành và công bố trên nhật báo Bild (Đức) mới đây, cứ 6 người Đức có 1 người cắt giảm khẩu phần ăn để tiết kiệm chi tiêu. Kết quả cho thấy, 16% số người được hỏi cho biết, họ thường bỏ bữa để tiết kiệm chi tiêu. Trong khi đó, 13% khác nói rằng họ lo sợ tình trạng thu nhập không đủ chi tiêu nếu giá lương thực tiếp tục tăng.
Một nhóm gia đình ở Anh dọn đến sống chung tại London
Một nhóm gia đình ở Anh dọn đến sống chung tại London

Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các hộ gia đình có thu nhập thấp (thu nhập hàng tháng dưới 1.000 EUR, khoảng hơn 900 USD). 32% trong số họ thường xuyên buộc phải bỏ bữa vì lý do tài chính.

42% người tham gia khảo sát cho biết, họ buộc phải nấu ăn ít hơn do những khó khăn về tài chính, bằng cách bỏ qua một số thành phần trong bữa ăn, hoặc bỏ món tráng miệng. 41% cho biết, họ phụ thuộc vào các món ăn có giá ưu đãi đặc biệt và đồ ăn giảm giá của siêu thị để giảm chi tiêu tối đa.

Không riêng ở Đức, nhiều nước châu Âu khác cũng phải chịu tình trạng tương tự. Một cuộc thăm dò được công bố hồi tháng 8 cho thấy, 1/4 số người ở Anh cũng phải bỏ bữa do lạm phát ngày càng trầm trọng và mối đe dọa về khan hiếm thực phẩm.

Trước tình hình này, một bộ phận gia đình trẻ ở châu Âu chọn cách dọn vào ở chung với nhau để có thể tiết kiệm hóa đơn thanh toán chi phí sinh hoạt, xu hướng mới này được gọi là co-living, nói nôm na là cùng sống với nhau. Co-living là khái niệm về nhà ở theo nhóm, nơi mọi người có thể thuê một phòng, hoặc thậm chí một giường trong phòng, và chia sẻ các khu vực chung với những người khác. Không cần phải lo lắng về việc thanh toán cho các hóa đơn khác nhau, vì chúng được tính trong giá nhà/phòng cho thuê. Người thuê cũng có thể dọn đi bất kỳ lúc nào và hòa nhập dễ dàng vào một cộng đồng gồm những người giống mình.

Riccardo Tessaro, Giám đốc điều hành của Gravity Co-living, công ty hiện có 4 tòa nhà chung cư tại Anh, cho biết: “Nhu cầu đang tăng vọt, chúng tôi cung cấp bất kỳ nhu cầu ở nào, từ 1-12 tháng. Điều này là do nhu cầu về nhà ở dân cư đang thay đổi rất nhanh chóng. Thị trường được phân chia từ truyền thống dài hạn sang thuê ngắn hạn”.

Gravity gần đây đã huy động được 5 triệu bảng Anh (5,7 triệu EUR) tiền tài trợ như một phần của động thái mở rộng sang các trung tâm kinh doanh khác ở châu Âu, với kế hoạch thành lập ở Tây Ban Nha, Pháp và Italy. Những lợi ích chính của co-living là “tính linh hoạt, thực tế là nó bao gồm tất cả, tiếp cận với một cộng đồng năng động gồm các chuyên gia trẻ và những lợi ích có thể có từ quan điểm xã hội và nghề nghiệp. Vì người thuê có thể không biết chính xác họ sẽ ở trong bao lâu, nên đó phải là môi trường để họ dễ dàng kết bạn và không phải lo lắng về các hóa đơn”, R.Tessaro nói thêm.

Không gian chung sống là một không gian đa dạng và không chỉ dành cho những người du mục kỹ thuật số và công nhân công nghệ. Nó cũng mang lại cơ hội sống ở một nơi mới, thậm chí có thể là miễn phí, với tư cách là một tình nguyện viên. Đó là không gian mà Maria Vigue, 29 tuổi đến từ Catalonia, đang chuẩn bị bước vào.

Trước khi chuyển đến một nhà trọ co-living Frilingue ở Liddes, Thụy Sĩ, cô cho biết: “Tôi rất hào hứng khi được gặp gỡ các doanh nhân và những người trẻ đầy tham vọng để chia sẻ kiến thức. Mối quan tâm duy nhất của tôi là những người bạn cùng phòng không ngáy quá to. Co-living là nơi bạn có thể tương tác với những người khác bằng cách chia sẻ không gian chung và nó hoạt động như một cộng đồng để chia sẻ các dự án chuyên nghiệp và khiến họ phát triển, chia sẻ những ý tưởng và quan điểm mới. Bên cạnh đó, là một tình nguyện viên, tôi không phải trả tiền thuê nhà hay tiền ăn.

Chế độ sống chung có thể giúp những người làm việc từ xa dễ dàng hòa nhập với xã hội và thư giãn hơn, Vigue cho rằng xu hướng co-living sẽ tiếp tục được yêu thích và phát triển mạnh trong thời gian tới: “Nhìn chung, giới trẻ đều đánh giá cao trải nghiệm sống hơn tiện nghi vật chất, nên tôi cho rằng khái niệm co-living sẽ ngày càng được mở rộng, và trong tương lai sẽ có nhiều bạn trẻ sau khi vào đại học vẫn duy trì lối sống cộng đồng kiểu này”.

Tin cùng chuyên mục