Những phát hiện này vừa được trình bày tại Hội nghị Tổ chức Đột quỵ châu Âu (ESOC) thường niên lần thứ 10 đang diễn ra ở Thụy Sĩ, từ ngày 15 đến 17-5. Các nhà khoa học đã phân loại “các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe”, hay gọi là SdoH, gồm khu vực sinh sống, quốc gia nơi sinh, trình độ học vấn và thu nhập... Tuy nhiên, SdoH không phải là yếu tố duy nhất vì nguy cơ tử vong gia tăng sau đột quỵ, còn do lối sống không hoạt động thể chất, bị tiểu đường, lạm dụng rượu...
Trong bối cảnh số người bị đột quỵ ở châu Âu được dự đoán sẽ tăng ở mức 27% từ năm 2017-2047, nghiên cứu hy vọng các phát hiện mới giúp mang lại thêm cơ hội sống sót sau đột quỵ cho nhiều bệnh nhân.