Số lượng người dùng thực hiện thanh toán bằng các hình thức như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng và ví điện tử cũng ngày càng tăng kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.
Shopee đưa ra 3 nhận định về các hình thức thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam. Thứ nhất, thanh toán không tiền mặt trở nên phổ biến ở nhóm người dùng lớn tuổi. Cụ thể, 80% tổng số giao dịch mua sắm sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt được thực hiện bởi người dùng trẻ trong độ tuổi từ 18-34. Tuy nhiên, nhóm người dùng lớn tuổi cũng bắt đầu sử dụng hình thức thanh toán không tiền mặt khi mua sắm trực tuyến.
Thứ hai, người dùng nữ giới sử dụng các hình thức thanh toán không tiền mặt nhiều hơn nam giới. Trong năm qua, tốc độ tăng trưởng trong việc áp dụng thanh toán không tiền mặt ở người dùng nữ giới cao hơn 30% so với nam giới.
Thứ ba, thanh toán không tiền mặt phổ biến ở các thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế. Đây là các thành phố có tỷ lệ người sử dụng thanh toán không tiền mặt cao nhất.
Từ xu hướng trên, các chuyên gia cho rằng, nhà bán lẻ Việt ngoài chú trọng kênh truyền thống phải đẩy mạnh kênh trực tuyến, tích hợp thêm thanh toán trực tuyến để tạo thuận tiện hơn cho khách hàng. Có như vậy mới giữ chân được người tiêu dùng, trong bối cảnh bán lẻ đang phải cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Dịch vụ thuê xe đạp dạo biển hút khách
-
Giá lương thực có xu hướng giảm
-
Quảng bá, tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử
-
Đảm bảo cung cầu, ổn định giá thịt heo
-
Người Việt giảm chi tiêu, thích nấu ăn ở nhà
-
Tạo không khí mới lạ để thu hút khách
-
Thêm cửa hàng Co.op Food tại TPHCM
-
Saigon Co.op giải quyết thách thức nhân sự sau dịch
-
Giá bánh trung thu năm 2022 tăng kỷ lục
-
Tiếp cận chuyển đổi số cho bán lẻ Việt