5 xu hướng kinh tế đáng chú ý trong năm 2012

(SGGPO).- Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu mờ nhạt, các chuyên gia kinh tế hàng đầu đã xác định 5 xu hướng kinh tế quan trọng cần chú ý trong năm 2012.

(SGGPO).- Giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu mờ nhạt, các chuyên gia kinh tế hàng đầu đã xác định 5 xu hướng kinh tế quan trọng cần chú ý trong năm 2012.

  • Sự phân cực chính trị tác động đến nền kinh tế Mỹ

Năm 2012 nước Mỹ sẽ bầu lại tổng thống, toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng viện. Nếu một đảng giành quyền kiểm soát cả Nhà Trắng và Quốc hội, điều đó sẽ tác động to lớn đến kinh tế Mỹ. Sự chia rẽ ngày càng tăng giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tiếp tục là vấn đề ảnh hưởng nhất đối với việc hoạch định chính sách kinh tế của Mỹ.

Các nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ đang có xu hướng từ chối các biện pháp khắc phục suy thoái theo chuẩn. Có nghĩa là họ theo đuổi việc ổn định và hạ thấp chi tiêu công, điều mà đảng Cộng Hòa luôn gạt bỏ.

Người dân Mỹ phải đối mặt với khả năng bế tắc chính trị sẽ dẫn đến việc thiếu hụt ngân sách liên bang để vận hành các công việc thiết yếu và thiếu các khoản cho vay để tài trợ các hoạt động thông thường.

Năm 2012, xung đột giữa chủ nghĩa tư bản tài chính và dân chủ sẽ vẫn tiếp tục. Có thể đó là lúc nước Mỹ phải tính đến một nền kinh tế kế hoạch hóa.

  • Bất ổn toàn cầu

Ông Michael Spence, người từng đạt giải Nobel kinh tế năm 2001, thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại của Mỹ lại xác định xu hướng chính của năm 2012 là bất ổn kinh tế mà trung tâm rủi ro nằm ở châu Âu.

Ông cho rằng, viễn cảnh này sẽ chia làm hai kịch bản. Kịch bản đầu tiên, châu Âu sẽ ổn định được nợ công, thông qua các cải cách ở những nước như Italia, với sự hỗ trợ trực tiếp của Ngân hàng trung ương châu Âu. Ở trường hợp này, Mỹ sẽ nếm mùi tăng trưởng kinh tế chậm, thất nghiệp cao, trong khi không có quyết sách lớn nào được đưa ra trong năm siêu bầu cử khiến việc ổn định tài chính, tăng trưởng và việc làm không được giám sát và thiếu sự đầu tư. Trong khi đó, các nền kinh tế đang nổi sẽ quay về mô hình tăng trưởng gần như trước khủng hoảng.

Kịch bản còn lại, châu Âu lại tiếp tục tranh luận về tập trung tài chính, trong lúc đó, nợ cứ tăng dần, đe dọa các ngân hàng, các động lực cải cách và cuối cùng là sự ổn định của kinh tế châu Âu, và sự phục hồi mong manh của Mỹ và các nền kinh tế đang nổi.

  • Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại

Nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2012 sẽ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nước này sẽ lại tìm được những động lực mới để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Năm 2012, Trung Quốc sẽ điều chỉnh một cách sâu sắc cấu trúc kinh tế và  hướng lãnh đạo để đạt tăng trưởng và sẽ tăng đáng kể các khoản trợ cấp xã hội. Tốc độ tăng trưởng của cường quốc đông dân nhất thế giới sẽ xoay quanh tỷ lệ 8%.

Việc giảm tăng trưởng và chú trọng và phát triển bền vững sẽ xoa dịu những bất ổn xã hội ngày càng tăng, tệ nạn tham nhũng và ô nhiễm môi trường ở nước này. Và nếu Trung Quốc tập trung vào việc tiêu thụ theo định hướng, thì căng thẳng thương mại toàn cầu sẽ được cải thiện.

Có thể Bắc Kinh sẽ tránh được cuộc suy thoái lớn như châu Âu, nhưng các tổ chức tài chính yếu và các mô hình cơ sở hạ tầng ở nước này sẽ bị đe dọa.

  • Sự thiếu hụt các tài sản 3 chữ A

Tiếp tục đổ lỗi cho các nhà đầu cơ và các chủ nợ vô trách nhiệm trong các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu liên tiếp kể từ năm 2008 là rõ ràng nhưng đúng một phần. Nhiều vấn đề bùng nổ và đổ vỡ gần đây khiến thế giới phải nhìn nhận lại các kênh đầu tư an toàn hơn là chăm chăm vào tìm ra nguy cơ.

Không giống như bong bóng Internet, sự bùng nổ bất động sản và tín dụng là kết quả của lời hứa hẹn tăng trưởng cao và bền vững. Những “kỹ nghệ tài chính” sẽ biến các thế chấp rủi ro thành an toàn như nhà ở, trái phiếu được đánh giá AAA. Việc này cũng tương tự đồng euro đã khiến các nước “vô kỷ luật” trong khối eurozone thành một nước có kỷ luật tài chính giống như Đức.

Khi những ảo tưởng tan vỡ, năm 2012 sẽ chứng kiến khoảng cách ngày càng lớn giữa sự ưu tiên gửi tiết kiệm và nhu cầu của người đi vay. Người gửi tiết kiệm buộc phải cân nhắc về tài sản họ gửi khi mà nền kinh tế thế giới biến động xấu. Chung quy cũng vì muốn an toàn.

Người đi vay trả nợ dễ dàng khi thu nhập của họ tăng, đồng nghĩa với việc kinh tế phát triển. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế lại đến từ những người chấp nhận rủi ro (người gửi tiết kiệm). Nếu họ không mạo hiểm, tăng trưởng sẽ trì trệ. Đối với kinh tế, trạng thái an toàn là một ảo tưởng. Do đó, chỉ có lối duy nhất cho kinh tế thế giới là phải tiếp tục tăng trưởng, chấp nhận các rủi ro.

  • Làn gió rủi ro mới 

Jacob Kirkegaard thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế toàn cầu Peterson cho rằng tốc độ hoảng loạn của thị trường tài chính tăng nhanh kể từ cuối năm 2009 đã dần dần đẩy đồng euro đến điểm mà nhiều nhà quan sát công khai nghi vấn về sự tồn tại của đồng tiền này. Cuộc khủng hoảng hiện tại cho thấy phản ứng chính trị ở châu Âu quá chậm.

Nếu xem xét những chia rẽ chính trị đang diễn ra ở các nước châu Âu và những yêu cầu chứng tỏ tính dân chủ do ít nhất 17 quốc gia thành viên eurozone đưa ra, thì dường như những nhà lãnh đạo mới được bầu không hẳn là động lực thay đổi.

Do đó, xu hướng mới trong eurozone năm 2012 sẽ là sự nổi bật của giới lãnh đạo xuất phát từ thị trường tài chính thay vì chính trị. Cũng trong năm tới, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu bán phá giá các tài sản để dành nhưng sẽ tiến hành rất chậm.

Thanh Hải

Tin cùng chuyên mục