
Khoản tài trợ nhằm thúc đẩy sản xuất lương thực đa dạng, bổ dưỡng, tạo việc làm, giảm tác động môi trường và xây dựng chuỗi cung ứng nông nghiệp bền vững. Trong gói tài trợ bổ sung, 18,5 tỷ USD sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các chính phủ, 7,5 tỷ USD dành cho khu vực tư nhân.
ADB đặt mục tiêu đến năm 2030, các khoản đầu tư tư nhân sẽ chiếm hơn 27% tổng tài trợ, phản ánh vai trò then chốt của khu vực này trong chuyển đổi hệ thống lương thực.
Hiện hơn một nửa dân số thiếu dinh dưỡng toàn cầu sống tại các nước đang phát triển ở châu Á. Các hệ thống lương thực khu vực đang đối mặt với thách thức nghiêm trọng từ mất đa dạng sinh học và suy dinh dưỡng, chiếm 70% lượng nước sử dụng trên toàn cầu, 50% đất có thể sinh sống và 80% lượng đa dạng sinh học bị mất. Các hệ thống lương thực cũng sử dụng 40% lực lượng lao động của khu vực.
Chủ tịch ADB Masato Kanda nhấn mạnh, sự hỗ trợ này sẽ giúp các nước trong khu vực giảm nghèo, cải thiện dinh dưỡng, bảo vệ môi trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững, từ sản xuất đến tiêu dùng.