Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hơn một nửa (52%) các tổ chức FSI của khu vực đã bắt đầu hành trình AI hóa của họ. Con số này cao hơn mức trung bình toàn ngành của Châu Á - Thái Bình Dương (41%). Điều này cho thấy dịch vụ tài chính có tốc độ đổi mới nhanh hơn các ngành khác trong khu vực.
Một ví dụ về doanh nghiệp ứng dụng AI vào hoạt động kinh doanh là Công ty Quản lý Tài sản Trung Quốc (AMC). AMC phục vụ hơn 46.000 tổ chức và 110 triệu nhà đầu tư bán lẻ, với tài sản được quản lý trị giá 153 tỷ USD. Trong đầu tư định lượng, phương pháp phân tích những dữ liệu như giá cả và khối lượng để tính toán nên mua hoặc bán cổ phiếu nào, vào thời điểm nào, phần khó khăn nhất là thu thập dữ liệu có ích từ rất nhiều những thông tin có sẵn. Ngoài ra, dữ liệu tài chính thường rất nhiễu loạn, có nghĩa là nó chứa nhiều tín hiệu có thể gây hiểu lầm và do đó cần được lọc ra. |
Để vượt qua thách thức này, công ty đã hợp tác với Bộ phận Nghiên cứu Microsoft Châu Á (MSRA) xây dựng mô hình máy học “AI+Index Enhancement” dành cho các nhà quản lý kinh phí và nhà giao dịch. Mô hình này giúp họ đưa ra các quyết định mua và bán sáng suốt hơn, mang lại lợi nhuận cao hơn cho các khách hàng đầu tư của họ.
Được thiết kế để sàng lọc và phân tích một lượng lớn dữ liệu tài chính theo thời gian thực, mô hình này hiện đang được thử nghiệm và cho kết quả ưu việt hơn về hiệu suất khi so sánh về thị trường hoặc các chỉ số cụ thể.
Nghiên cứu cho thấy rằng 9 trên 10 lãnh đạo doanh nghiệp thuộc lĩnh vực FSI đồng ý rằng AI là công cụ giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của tổ chức. Tuy nhiên, những thách thức hàng đầu mà các tổ chức FSI phải đối mặt khi ứng dụng AI là thiếu kỹ năng, tài nguyên và chương trình đào tạo liên tục, thiếu sự củng cố tư tưởng từ phía lãnh đạo và thiếu các công cụ và phân tích nâng cao.
Nghiên cứu cũng đã đánh giá sáu khía cạnh đóng góp vào sự sẵn sàng ứng dụng AI của ngành, bao gồm Chiến lược, Đầu tư, Văn hóa, Khả năng, Cơ sở hạ tầng và Dữ liệu. Trong khi các tổ chức FSI dẫn trước các tổ chức khác ở Châu Á - Thái Bình Dương về mọi mặt, thì họ vẫn chưa theo kịp các tổ chức tiên phong trong ứng dụng AI về những khía cạnh như Khả năng, Cơ sở hạ tầng, Chiến lược và Văn hóa.
Được biết, tổ chức tiên phong trong ứng dụng AI chiếm 6% các tổ chức ở Châu Á - Thái Bình Dương. Những tổ chức này đã kết hợp AI vào chiến lược kinh doanh cốt lõi của họ và cải thiện các chỉ số kinh doanh lên gần gấp đôi so với các tổ chức khác.
So với các tổ chức còn lại ở châu Á - Thái Bình Dương, các tổ chức tiên phong trong ứng dụng AI có nhiều khả năng hơn trong việc: • Tăng đầu tư hàng năm để hỗ trợ chiến lược AI ở quy mô toàn tổ chức • Có một nhóm chuyên phát triển và xác thực các mô hình AI cho tổ chức • Có các công cụ và phân tích AI tiên tiến như Robotic Process Automation và Natural Language Processing trong các công nghệ hiện có của họ • Có các nhà phát triển, chuyên gia và kỹ sư dữ liệu • Có các thực hành hoạt động quản trị dữ liệu doanh nghiệp liên tục được thực hiện bởi các nhóm CNTT, kinh doanh và tuân thủ |
Qua nghiên cứu này cũng cho thấy 62% lãnh đạo doanh nghiệp và 67% nhân viên đồng ý rằng AI sẽ thúc đẩy, thay vì thay thế công việc. Mặc dù rất tích cực về tác động mà AI sẽ mang lại cho các công việc trong ngành FSI, nghiên cứu cũng chỉ ra sự thiếu hụt trầm trọng các kỹ năng công nghệ và cảm xúc xã hội cần thiết trong lực lượng lao động. Ba kỹ năng hàng đầu mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định là sẽ không đủ nguồn cung bao gồm: nghiên cứu và phát triển khoa học, kỹ năng số, và khả năng thích ứng và học hỏi không ngừng. |