Thông tư 19 quy định, bộ trưởng Bộ Công thương quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp khi kết luận của cơ quan điều tra có các nội dung như: Có sự gia tăng nhập khẩu tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng sản xuất trong nước của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra từ một hay nhiều nước thành viên do kết quả của việc giảm thuế hoặc xóa bỏ thuế của hàng hóa đó theo hiệp định; ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng…
Biện pháp tự vệ chuyển tiếp được áp dụng gồm: Đình chỉ việc tiếp tục giảm thuế suất theo quy định của CPTPP đối với hàng hóa bị điều tra; tăng thuế suất đối với hàng hóa đó nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này, hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày CPTPP có hiệu lực, tùy mức thuế suất nào thấp hơn.
Biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may được áp dụng dưới hình thức tăng thuế suất đối với hàng hóa đó, nhưng không vượt quá thuế suất ưu đãi có hiệu lực tại thời điểm áp dụng biện pháp này, hoặc thuế suất ưu đãi có hiệu lực vào ngày liền trước ngày CPTPP có hiệu lực, tùy mức thuế suất nào thấp hơn.
Sau khi hết thời hạn áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may, mức thuế nhập khẩu áp dụng cho hàng hóa liên quan thực hiện theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện CPTPP có hiệu lực tại thời điểm chấm dứt áp dụng biện pháp khẩn cấp đối với hàng dệt may đó.
Các tin, bài viết khác
-
TP Dĩ An, Bình Dương: 40 triệu USD hỗ trợ khởi nghiệp
-
Nối dài chuỗi tăng điểm lên con số 4, VN-Index tiến sát mốc 1.300 điểm
-
Hàng triệu lượt khách rục rịch đi chơi hè
-
Cấm đe dọa, ép buộc giao kết hợp đồng bảo hiểm
-
S&P dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam khoảng 6,9%
-
Cho vay gói hỗ trợ lãi suất 2% ưu tiên thứ tự đăng ký
-
Dệt may Việt Nam: Mạnh nhưng chưa vững
-
Điều chỉnh dự án chăn nuôi bò ngàn tỷ ở Hà Tĩnh
-
Vận hành hệ thống ngăn chặn sai phạm kinh doanh xăng dầu
-
Thời cơ bùng nổ thương mại điện tử