Luật này được áp dụng cho người tiêu dùng tại California. Với luật này, các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với mức phạt 7.500 USD cho mỗi lần vi phạm. Ngay lập tức, Google và nhiều doanh nghiệp lớn cho rằng quy định này quá chặt chẽ.
Theo đạo luật của bang, từ năm 2020, những doanh nghiệp lớn, như những doanh nghiệp thu thập thông tin của trên 50.000 người, sẽ phải công khai với người tiêu dùng những thông tin mà họ thu thập được. Và người tiêu dùng có quyền yêu cầu xóa bỏ thông tin và quyết định thông tin này có được bán cho bên thứ 3 hay không.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải cung cấp dịch vụ như nhau cho những người tiêu dùng nằm trong phạm vi của các điều luật này.
Cùng phản đối đạo luật này còn có Hiệp hội Internet, bao gồm các hãng Facebook, Amazon, cùng Văn phòng Thương mại California, Liên minh Bán lẻ Quốc gia và Hiệp hội Quảng cáo Quốc gia.
Eric Goldman, một giáo sư luật công nghệ thuộc Đại học Santa Clara, nhận định đạo luật này sẽ ảnh hưởng đến những người tiêu dùng bên ngoài California.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Mưa bão hoành hành tại Áo, Italy, Pháp
-
Australia: Thiếu hụt lao động nghiêm trọng
-
WHO nghiên cứu khả năng đột biến gene của virus gây bệnh đậu mùa khỉ
-
Sức khỏe tâm thần của nông dân Canada xấu đi
-
Nỗ lực hòa bình trên bán đảo Triều Tiên gặp khó
-
Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Ukraine
-
Hợp tác xã năng lượng ở châu Âu
-
Dùng công nghệ cứu hỏa AI bảo vệ di tích cổ
-
Lật xe khách tại Maroc, 23 người thiệt mạng
-
Mỹ ban hành luật chống biến đổi khí hậu trị giá trăm tỷ USD